Tình hình chung

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 89 - 90)

Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền để vay vốn các TCTD trên địa bàn các tỉnh, thành phố có xu h−ớng tăng kể từ năm 1993 đến 2001, khi Luật Đất đai quy định các chủ thể sử dụng đất có 5 quyền và qua 3 lần sửa đổi Luật Đất đai, quyền thế chấp đất đai đ−ợc mở rộng dần: số vốn cho vay có thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản tăng khá lớn, d− nợ cho vay năm 1998/1993 = 7,3 lần, năm 2001/1998 = 3,1 lần, cuối năm 2002 so với cuối năm 2001 tăng 13%; tỷ trọng khoản vay có thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản cuối năm 2001 gấp 2 lần so với cuối năm 1993.

Số d− nợ vay có thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền qua 3 thời điểm nói trên đều gấp hơn 4 lần so với số d− nợ vay thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Hiện t−ợng này là do các khoản vay thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền chủ yếu phát sinh ở địa bàn đô thị và với những khoản vay có giá trị lớn, còn khoản vay thế chấp bằng gía trị quyền sử dụng đất chủ yếu phát sinh ở địa bàn nông thôn và gía trị khoản vay cũng thấp hơn.

Tỷ trọng d− nợ vay có thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tăng lên từ 5,1% cuối năm 1993 lên 10,3% vào cuối năm 2002; tỷ trọng d− nợ vay có thế chấp

giá trị quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền tăng từ 11, 7% lên 15,1 % vào cuối năm 2002. Các chỉ số này phản ánh t−ơng đối phù hợp với thực tế về tỷ lệ diện tích các loại đất đ−ợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tỷ lệ đất đ−ợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở mức thấp, trừ đất nông nghiệp) và cũng cho thấy, tỷ trọng vốn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (tín

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 89 - 90)