Thuế và các nguồn thu từ đất

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 110 - 111)

Liên quan đến các nguồn thu từ đất còn tồn tại nhiều sắc thuế: Luật Thuế sử dụng đất Nông nghiệp (10/7/1993): đối t−ợng chịu thuế là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản , đất rừng; thực hiện thu thuế theo hộ gia đình; căn cứ tính thuế: diện tích sử dụng đăng ký theo sổ Địa chính; hạng đất căn cứ vào các yếu tố chất đất, vị trí địa hình, khí hậu, thời tiết và điều kiện t−ới tiêu; biểu định xuất thuế (tính bằng Kg thóc trên một đơn vị diện tích đối với từng hạng đất; thu thuế bằng tiền, quy đổi từ thóc theo giá thị tr−ờng. Thuế sử dụng đất nông nghiệp mức độ huy động không lớn (6-7% sản l−ợng hàng năm) nh−ng quá phức tạp, ch−a đảm bảo công bằng, hợp lý. Ngoài thuế sử dụng đất nông nghiệp còn 2 sắc thuế khác là Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp v−ợt quá hạn mức diện tích (3/1994); Luật Thuế Thuế chuyển quyền sử dụng đất (6/1994).

Pháp lệnh thuế nhà đất (1992), Pháp lệnh bổ sụng sửa đổi thuế nhà đất (1994). Đối t−ợng chịu thuế nhà đất: nhà ở, đất ở, đất xây dựng công trình (tạm ch−a thu đối với nhà ở). Các loại đất thuộc đối tựng chịu thuế trên khác nhau về các yếu tố hình thành nên giá đất so với đất nông nghiệp nh−ng mức thuế đất lại đ−ợc tính trên cơ sở thuế sử dụng đất nông nghiệp, căn cứ và phân hạng đất và vị trí đ−ờng phố (không căn cứ vào giá đất), mức huy động thuế nhà đất còn rất thấp so với tiềm năng của nó.

Ngoài ra còn các chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có biện pháp hỗ trợ tiền sử dụng đất, không thu tiền sử dụng đất hoặc chậm thu tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, chế độ thu lệ phí tr−ớc bạ và các chính sách khác: cơ chế sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; quỹ đầu t− phát triển nhà; hỗ trợ tiền sử dụng đất, tiền thuê nhà cho cho các đối t−ợng chính sách xã hội. Nói chung các chính sách và biện pháp tài chính ch−a đ−ợc đổi mới triệt để, còn dấu ấn bao cấp và ch−a đủ mạnh để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị tr−ờng bất động sản.

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)