Kinh nghiệm của một số n−ớc về thuế đối với đất đai.

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 35 - 37)

Hiện nay, trên thế giới có 3 loại sở hữu về đất đai, đó là: sở hữu t− nhân, sở hữu Nhà n−ớc, sở hữu hỗn hợp t− nhân và Nhà n−ớc. Tuỳ theo chính sách đối với đất đai ở mỗi quốc gia mà thuế đánh vào đất đai có thể phân ra nhiều loại khác nhau, nh−:

- Thuế thu ổn định hàng năm: thuế giá trị đất (thuế đất, thuế bất động sản, thuế tài sản, thuế sử dụng đất);

- Thuế thu một lần: thuế thừa kế hay biếu tặng và thuế giá trị gia tăng đất đai (thuế chuyển quyền sử dụng đất).

Thuế giá trị đất

Thuế giá trị đất là loại thuế thu trên tổng giá trị đất nhân với thuế suất. Giá đất bao hàm Địa tô chênh lệch I và Địa tô chênh lệch II. Phần Địa tô chênh lệch I do tự nhiên ban cho, để đảm bảo sự công bằng thì toàn bộ Địa tô này phải đ−ợc tập trung vào ngân sách Nhà n−ớc. Địa tô chênh lệch II là do con ng−ời đầu t− sức lực, tiền vốn tích luỹ vào đất đai mà có, vì vậy ng−ời cải tạo đất đ−ợc h−ởng phần lớn địa tô là hợp lý (ng−ời sử dụng đất hoặc Nhà n−ớc). Để khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, chính sách của Nhà n−ớc cần quan tâm để lại cho ng−ời sử dụng đất đ−ợc h−ởng phần lớn Địa tô chênh lệch II do họ tạo ra. Tr−ờng hợp Địa tô chênh lệch II do Nhà n−ớc đầu t− hạ tầng mang lại, Nhà n−ớc phải sử dụng chính sách thuế để điều tiết lại phần chênh lệch này thông qua việc xác định lại giá đất để hàng năm thu thuế giá trị đất hay thuế sử dụng đất cao hơn.

Bên cạnh đó, có một số n−ớc còn thực hiện thu thuế với một mức cố định cho tất cả các loại đất, không phân biệt mức độ sinh lợi của từng loại đất; nh−ng cũng có n−ớc thực hiện thu thuế theo từng loại đất khác nhau.

Việc phân biệt thuế suất giữa các loại đất (nhiều thuế suất) sẽ có tác động tới mục đích sử dụng đất và phân phối lại thu nhập. Song về quản lý hành chính thuế sẽ khó và phức tạp hơn, khó phân biệt đối t−ợng chịu thuế (nhà làm văn phòng, để ở hay kinh doanh...). Hơn nữa, giá đất bao hàm Địa tô chênh lệch I và II, thông th−ờng thì Địa tô chênh lệch II chiếm phần nhỏ, chủ yếu là Địa tô chênh lệch I, cho nên thu thuế giá trị đất là thu chủ yếu vào Địa tô chênh lệch I. Vì vậy, nên xây dựng mức thuế suất thuế giá trị đất thấp với mục đích để quản lý đất đai quan trọng hơn là mục đích kinh tế và ngân sách.

Thuế đánh vào giá trị gia tăng của đất đai khi chuyển nhợng (thuế chuyển quyền sử dụng đất)

Thuế giá trị gia tăng đất đai là thuế thu trên giá trị tăng thêm của đất đai khi chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất đai.

Giá trị tăng thêm của đất đai do một số yếu tố chính sau đây:

- Đất đai có hạn trong khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng (cung nhỏ hơn cầu) sẽ làm cho giá cả của đất đai tăng lên;

- Nhà n−ớc đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng nh− đ−ờng giao thông, hệ thống điện, n−ớc v.v;

- Ng−ời sử dụng đất tự đầu t− nh− cải tạo đất, thâm canh v.v. làm cho năng suất và hiệu quả sử dụng đất nâng cao cũng làm cho giá trị đất tăng.

Nh− vậy, ng−ời có quyền sở hữu (quyền sử dụng) những mảnh đất (lô đất, thửa đất) cụ thể chỉ đ−ợc h−ởng phần giá trị đất tăng thêm do yếu tố thứ 3 tác động, các yếu tố còn lại không do ng−ời sử dụng đất tạo ra mà do xã hội tạo ra; do đó, Nhà n−ớc có quyền điều tiết các khoản gia tăng này.

Thông th−ờng, giá trị gia tăng đ−ợc xác định bằng cách lấy giá bán trừ giá mua và chi phí đã đầu t− vào đất. Thuế suất đ−ợc tính bằng % trên phần giá trị đất gia tăng.

Thuế thừa kế, biếu tặng

Thuế thừa kế hay biếu tặng đất đai đ−ợc đánh một lần khi phát sinh hành vi thừa kế hoặc biếu tặng. Thuế đ−ợc tính trên giá trị của đất đai (t−ơng ứng với giá khi chuyển nh−ợng quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất đai) nhân với thuế suất.

Tại thời điểm phát sinh biếu tặng hoặc thừa kế thì ng−ời nhận đất có thu nhập. Do vậy, tại thời điểm nhận đất thì ng−ời nhận phải nộp thuế thừa kế hay biếu tặng. Mức thuế suất th−ờng cao tuỳ theo yêu cầu, mục đích điều tiết và đ−ợc đánh luỹ tiến.

Một phần của tài liệu 206 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)