Cơ chế quản lý kinh tế tác động đến quá trình hình thành và phát triển của thị tr−ờng bất động sản; song thị tr−ờng bất động sản khi đã đ−ợc hình thành, phát triển sẽ tác động trở lại, thúc đẩy việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Sự phát triển của thị tr−ờng bất động sản làm gia tăng nhu cầu về các thể chế thị tr−ờng, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng, các công ty t− vấn, dịch vụ, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế tham gia thị tr−ờng bất động sản; tạo nên các thể chế tiền đề cho tăng tr−ởng kinh tế trên cơ sở khuyến khích sản xuất và tăng năng suất lao động; mở ra nguồn vốn mới "Nguồn kinh phí quan trọng, duy nhất đối với các doanh nghiệp mới tại Mỹ là thế chấp nhà của chủ doanh nghiệp .Tài sản này cũng có thể chỉ ra tiền sử vay nợ của chủ doanh nghiệp, cung cấp một địa chỉ đáng tin cậy để thu nợ và thuế, là cơ ở cho việc xây dựng các công trình phúc lợi công cộng mới một cách tổng hợp và đáng tin cậy và cơ sở cho việc hình thành chứng khoán nh− các cổ phiếu dựa trên thế chấp có thể đ−ợc tái chiết khấu và bán trên thị tr−ờng thứ cấp. Thông qua cách này, ph−ơng tây đã truyền sức sống vào bất động sản và khiến cho bất động sản tạo ra t− bản " (Hernando
de Soto-Bí mật của T− bản -2000). Azfaz (1999) cũng đã phát hiện “Các phân tích về mức suy giảm tăng tr−ởng kinh tế so với mức huy động vốn qua thị tr−ờng (thông qua vay nợ và phát hành cổ phiếu ) của 40 n−ớc có mức thu nhập khác nhau cho thấy ,mỗi khi l−ợng vốn huy động trên thị tr−ờng tăng lên một đơn vị chuẩn thì tỷ lệ tăng tr−ởng kinh tế sẽ tăng lên 1,3%”. Lịch sử phát triển của Thị tr−ờng bất động sản Trung Quốc chỉ mới trên 10 năm từ khi Trung Quốc chấp nhận chính sách mở cửa đối với việc cái cách kinh tế . Trong khuôn khổ của nền kinh tế kế hoạch hoá truyền thống, đất và nhà không đ−ợc coi là hàng hoá, thuộc loại chuyển dịch không phái trả tiền (No paid transfer) hoặc không tham gia vào kênh l−u thông trên thị tr−ờng; trong hệ thống nền kinh tế quốc dân không có thành phần bất động sản. Năm 1998 Thẩm Quyến thành lập thị tr−ờng Bất động sản, ngay trong năm đầu, 178 thửa đất với diện tích 5.175.000 m2 đã đ−ợc chuyển nh−ợng với số tiền thu đ−ợc 12,88 Triệu USD (trong đó 163.000 m2 thực hiện đấu giá thu đ−ợc 9,28 Triệu USD). Số tiền đó đ−ợc chính quyền thành phố sử dụng lập quỹ phát triển đất, xây dựng đô thị và phát triển đất (phát triển 400 Ha đất, khai thác 1200 Ha, xây dựng 20 Km đ−ờng và 2 Km kênh thoát n−ớc ) "Bất động sản từ đó trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Thị tr−ờng bất động sản đang phát triển cùng với việc cải cách toàn diện hệ thống hành chính của nó. Tất cả những cố gắng này đã tạo ra một con đ−ờng đẫn đến thành công cho sự phát triển kinh doanh bất động sản và hình thành thị tr−ờng bất động sản đô thị Trung Quốc" (Wang Ju - Con đ−ờng dẫn đến cải cách )
Tóm lại, cơ chế quản lý kinh tế quyết định sự hình thành, phát triển của thị tr−ờng bất động sản. Thị tr−ờng BĐS lại có vị trí quan trọng đối với đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân: tham gia vào việc phân bố và sử dụng hợp lý, có hiệu quả BĐS - tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quan trọng; tác động tới tăng tr−ởng kinh tế thông qua việc khuyến khích đầu t− phát triển BĐS; tác động trực tiếp tới thị tr−ờng tài chính, thị tr−ờng hàng hoá, thị tr−ờng lao động; liên quan đến một số lĩnh vực xã hội nh−: lao động, việc làm, nhà ở.