- Số lần HS tham gia HĐNK hóa học là lần chiếm 45/60 HS (75%).
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 THPT
2.3.5.4. Thiết kế các hoạt động ứng với từng mục tiêu chủ đề
Tùy vào chủ đề, mục tiêu kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được, cơ sở vật chất và cả tâm thế của học sinh mà GV có thể lựa chọn hoạt động tổ chức và các trò chơi phù hợp.
• Củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết
- Trả lời câu hỏi (“Ai nhanh tay nào”, “Ai tài hơn nào”, “Ai là triệu phú ghế nóng”…): các đội giành quyền trả lời (bấm chuông) hoặc các đội đồng thời giơ bảng trả lời sau đồng hồ đếm giây, có thể là câu hỏi mở hoặc câu hỏi trắc nghiệm.
- Trò chơi ô chữ (“Vượt chướng ngại vật”, “Ô chữ vàng”,…): mỗi đội lần lượt chọn ô chữ, và giải đáp để tìm ra từ khóa của ô chữ. Bắt đầu từ đội có số điểm thấp nhất.
- Ra câu hỏi: các đội lần lượt đặt câu hỏi cho các đội khác, nội dung câu hỏi và đáp án phải được ban giám khảo duyệt trước.
• Rèn kỹ năng giải toán
- Thi giải toán nhanh: có thể lồng bài toán vào hình thức trả lời câu hỏi hoặc đưa thành một phần thi riêng .
- Trả lời gói câu hỏi: các gói câu hỏi là các dạng bài toán khác nhau với mức độ khó tương đương, các đội lần lượt chọn gói câu hỏi, thảo thuận và trình bày kết quả. Hình thức này sử dụng tốt khi ôn tập kiến thức chuẩn bị cho các kì thi.
- Trò chơi tiếp sức: trong thời gian xác định, mỗi tiếp sức viên phải giải từng bước của bài toán rồi chuyền cho tiếp sức viên khác. Giải đúng và sớm nhất là đội thắng cuộc.
• Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm
- Nhận biết các hóa chất không ghi nhãn: chuẩn bị sẵn các lọ đựng các hóa chất không ghi nhãn, bằng các phương pháp hóa học hãy nhận biết. Thang điểm đánh giả kết quả tìm ra và cả các thao tác thí nghiệm.
- Các đội xem các đoạn phim thí nghiệm, trả lời các câu hỏi: hiện tượng thí nghiệm, điều chế chất gì, …
- Một số dụng cụ hóa chất được chuẩn bị sẵn, các đội sẽ tiến thành các thí nghiệm. Đội thắng cuộc là đội thực hiện nhiều thí nghiệm nhất.
- Ảo thuật với hóa học: mỗi đội biểu diễn một thí nghiệm hóa học vui. Thí nghiệm an toàn, thao tác đúng, hấp dẫn gây hứng thú cho khán giả (có thể kèm theo tiểu phẩm minh họa).
• Rèn một số kỹ năng (nghiên cứu, thuyết trình, thảo luận, xử lí tình huống)
- Các đội chọn thăm ứng với các từ khóa về một chất cụ thể (hoặc các đội tự lựa chọn trước chất cụ thể, nội dung trình bày có sự đồng ý của ban giám khảo). Hội ý để miêu tả (diễn hoạt cảnh) về chất đó (tìm những đặc trưng thể hiện tính chất vật lí, hóa học, ...) sau đó diễn tả chất đó. Điểm diễn đạt (kiến thức + dí dỏm) và điểm dành cho đội khác trả lời đúng.
- Giáo viên giao đề tài cho nhóm nghiên cứu, thảo luận, trình bày kết quả và giải đáp các vấn đề thắc mắc liên quan (nếu có).
- GV giao từng phần nội dung của chủ đề cho từng đội chuẩn bị. Các đội lần lượt thảo luận, nghiên cứu, trình bày nội dung hoàn chỉnh của chủ đề. Điểm được tính theo sự chuẩn bị công phu về nội dung và sáng tạo trong cách trình bày của các đội.
- Dự án: GV giao đề tài dự án hoặc HS tự suy nghĩ tên đề tài dự án và thực hiện nội dung liên quan chủ đề giáo viên đề ra.
• Một số cuộc thi vui có sử dụng kiến thức hóa học
- “Tâm ý tương thông”: mỗi đội cử 2 HS lên, HS 1 bốc phiếu ghi một chất hóa học nào đó và diễn tả bằng hành động cho HS thứ 2 đoán tên chất.
- “ Đuổi hình bắt tên ”: đưa hình ảnh liên quan đến một vấn đề (nhà hóa học, điều chế chất, …) các đội đoán tên.
- “ Ai là triệu phú ghế nóng”: có sự luân chuyển giữa đại diện 4 đội chơi chính thức. Đội nào cũng có cơ hội được ngồi lên băng ghế nóng, được giành quyền trả lời câu hỏi hoặc rút lui và phần chơi lại thuộc về người kế tiếp ngay sau đó.
- “ Rung chuông vàng”: tổ chức cho HS cùng một lớp hoặc nhiều lớp tham dự với lượng lớn nội dung kiến thức (có thể dùng tổ chức ôn tập cuối năm học). Các HS được phát bảng, bút, khăn lau. Chương trình sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi. HS trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục thi đấu trả lời câu tiếp theo. Nếu sai bị loại khỏi cuộc thi. HS còn lại cuối cùng là người xuất sắc nhất. HS trả lời đúng câu hỏi cuối cùng là người chiến thắng, rung được chuông vàng. Câu hỏi cuối cùng HS sẽ được quyền chọn 1 trong 5 câu hỏi ứng các chủ đề khác nhau. Ngoài ra còn có một số câu hỏi đặc biệt với các giải thưởng phụ kèm theo.
- Cuộc thi triển lãm tranh (về ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, các nhà hóa học,…). Ảnh gây ấn tượng cùng sự thuyết trình lôi cuốn, hấp dẫn sẽ đạt giải nhà nhiếp ảnh.
- Cuộc thi ảnh “ Hóa học quanh ta”: các đội tự suy nghĩ đưa vấn đề hóa học mà mình muốn nhắn gửi tới mọi người để cùng lưu tâm thông qua bức ảnh hoặc tranh vẽ.
- Cuộc thi hùng biện về sự ảnh hưởng của hóa học đến môi trường.
- Cuộc thi nấu ăn cùng hóa học: nấu các món ăn có sử dụng kiến thức hóa học làm gia tăng hương vị độc đáo,…
103B