Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 Trung học phổ thông (Trang 48)

- Số lần HS tham gia HĐNK hóa học là lần chiếm 45/60 HS (75%).

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA HÓA HỌC LỚP 11 THPT

2.3.5.8. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm

Đánh giá:có thể để trống, cần tập trung vào

- Đánh giá cá nhân: đánh giá về mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động chuyển tải, ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động tập thể và kết quả đóng góp của cá nhân vào tập thể.

- Đánh giá tập thể: đánh giá về số lượng học sinh tham gia các hoạt động, những sản phẩm của hoạt động về tinh thần và trách nhiệm, ý thức cộng đồng trách nhiệm và tinh thần hợp tác của các thành viên trong lớp.

- Hình thức đánh giá: thông qua các bản thu hoạch, sự quan sát quá trình hoạt động, những ý kiến trao đổi, tọa đàm của học sinh và những đánh giá nhận xét của cha mẹ học sinh, bạn bè và các thành viên giáo dục khác của nhà trường.

- Quy trình đánh giá: phải bắt đầu từ việc học sinh tự đánh giá trên cơ sở những tiêu chí của hoạt động, sau đó là tập thể lớp đánh giá và cuối cùng là ý kiến đánh giá của GV.

Tổng kết: phần kết thúc hoạt động có thể để trống, tạo điều kiện cho GV và HS chủ động sáng tạo thể hiện cách kết thúc hoạt động của mình một cách hợp lí. Có thể theo các gợi ý dưới đây:

- Người điều khiển hoặc cán bộ lớp có thể nhận xét kết quả hoạt động, nêu lên những ưu, nhược điểm để rút kinh nghiệm.

- GVCN hoặc đại biểu phát biểu thay cho lời kết về hoạt động hoặc nhận xét kết quả hoạt động của vài thành viên trong lớp.

- Ban giám khảo hoặc cố vấn chương trình có thể nêu ý kiến đánh giá kết quả hoạt động của HS.

- Có thể kết thúc bằng hoạt động cụ thể như: văn nghệ, trò chơi, đố vui minh họa,…

26B

Một phần của tài liệu Thiết kế giáo án ngoại khóa hóa học lớp 11 Trung học phổ thông (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)