- Hiệu ứng đơn giản, dễ sử dụng Phù hợp với khả năng của giáo viên.
3.7. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM
Thông qua tổ chức thực nghiệm và tiếp thu ý kiến đóng góp từ GV và HS, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khóa hóa học như sau:
1. Tìm hiểu thật kĩ đặc điểm tâm lí của HS để lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức ngoại khóa thích hợp. Với những lớp học sinh động, học sinh năng nổ nhiệt tình thì có thể giao việc thiết kế chương trình cho các em, GV đóng vai trò là người hướng dẫn gợi ý và duyệt chương trình, nội dung sau khi các em thiết kế. Với lớp học trầm lắng, nên dùng những hình thức trò chơi, đố vui, thí nghiệm ảo thuật,... không nên dùng (hoặc hạn chế) hình thức thuyết trình khiến các em dễ chán nản, mệt mỏi...GV cũng nên có sự động viên, khuyến khích sự nhiệt tình của HS tham gia.
2. Tìm hiểu về trình độ, năng lực học tập của HS để có thể lựa chọn câu hỏi cho phù hợp, không quá dễ khiến các em không thèm quan tâm, không quá khó khiến các em chán nản. Nếu tổ chức chung học sinh cả ban cơ bản và ban nâng cao nên lựa chọn những kiến thức chung cả hai ban, bám sát sách giáo khoa, giới hạn phạm vi kiến thức và giới thiệu các tài liệu tham khảo cho HS. Nên đưa các câu hỏi gắn liền với thực tế đời sống để thu hút HS.
3. Hoạt động ngoại khóa dù tổ chức theo hình thức nào cũng nhằm mục đích tạo sân chơi lành mạnh cho HS và cung cấp, mở rộng kiến thức về hóa học cho các em. Do đó, người dẫn chương trình cũng nên chú ý lôi cuốn các khán giả chú tâm vào các nội dung chương trình khi các vị khán giả có vẻ xao nhãng bằng các trò chơi, các câu hỏi đố vui xen kẽ với các phần nội dung.
4. Trong thời gian giải lao, có thể khuấy động không khí giờ ngoại khóa bằng cách lôi cuốn khán giả HS bằng các trò chơi phát huy khả năng sáng tạo, “tài lẻ” của HS: thi hát, thi đọc thơ, kể chuyện vui, vẽ tranh,…theo các chủ đề ngoại khóa đang thực hiện.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương, chúng tôi đã trình bày quá trình thực nghiệm theo từng bước, gồm các công việc: 1. Tiến hành thực nghiệm trong năm học 2010-2011 với các giáo án thiết kế dùng cho HĐNK hóa học. Đối tượng thực nghiệm là HS lớp 11 trong 3 tỉnh thành (Bình Dương, Long An, TP. Hồ Chí Minh), với tổng số HS lớp thực nghiệm là 190, đối chứng là 185.
- Số trường tham gia thực nghiệm: 5. - Tổng số GV tham gia thực nghiệm: 5. - Số giáo án tiến hành thực nghiệm: 4.
2. Lấy ý kiến của các GV và các HS đã tham gia thực nghiệm về hoạt động ngoại khóa hóa học. 3. Xử lí và phân tích kết quả định lượng cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các giáo án hoạt động ngoại khóa hóa học đã được thiết kế chứ không phải do ngẫu nhiên.
4. Phân tích kết quả định tính cũng cho thấy việc áp dụng tổ chức hoạt động ngoại khóa cũng mang lại hiệu quả thật sự. Thể hiện ở: tạo hứng thú học tập cho HS, rèn HS một số kĩ năng hợp tác như thảo luận, làm việc tập thể, giao tiếp, diễn đạt, rèn kĩ năng sống,...
7B