có thể gọi thêm 1 đội để trả lời); mỗi ô chữ giải đáp đúng được 5 điểm; giải từ khóa của ô chữ được 20 điểm, đoán sai từ khóa loại khỏi vòng 2 (sau hết 1 lượt 4 đội, mới có quyền giơ tay đoán từ khóa ô chữ). Hàng ngang cuối cùng dành cho khán giả (đoán đúng được phần thưởng).
Kết quả: tổng điểm 3 vòng. b. Đối tượng: học sinh lớp 11. - Theo lớp hoặc nhiều lớp. - Chia thành 4 đội (1đội/ 3 HS).
c. Phương pháp: nghiên cứu, thảo luận nhóm, thuyết trình, đóng kịch, trò chơi.
d. Nội dung tham khảo: kiến thức môi trường trong chương trình hóa học lớp 11 và kiến thức hóa học môi trường, đời sống liên quan.
e. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian chuẩn bị: 1-2 tuần trước khi tổ chức. - Địa điểm: hội trường lớn (hoặc sân trường). - Thời lượng tiến hành: 90 phút.
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo kế hoạch ngoại khóa. - Hỗ trợ khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế.
3. Ban tổ chức
- Giám khảo (Ban cố vấn): 2 ( GV Hóa + GVCN : giám sát + chấm điểm). - Dẫn chương trình: 1 (GV hoặc HS có tài ăn nói + kiến thức vững). - Điều khiển máy tính: 1.
- Thư kí: 2.
- Ban hỗ trợ quan sát: 2.
4. Phương tiện kĩ thuật
- Máy chiếu, loa.
5. Kinh phí
- Quỹ lớp hỗ trợ + quỹ tổ chuyên môn.
- Giải thưởng: 3 giải, 3 phần quà dành cho khán giả.
III> TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động 1: Giới thiệu: “ Ngày nay, chúng ta đang sống trong một không gian êm ấm, một bầu trời trong xanh, mát mẻ. Nơi ấy có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Nhưng có ai trong mỗi chúng ta từng nghĩ rằng, trái đất của chúng ta, bầu trời của chúng ta đang ngày càng bị hủy diệt bởi sự ô nhiễm do chính con người gây nên. Nhằm trang bị thêm kiến thức về môi trường cho HS để các em cùng chung tay bảo vệ môi trường sống, đó chính là lí do của buổi ngoại khóa “Hóa học và môi trường”.
Hoạt động 2:Vòng 1: Thuyết trình “ Các vấn đề môi trường nóng bỏng” - Đại diện nhóm HS thuyết trình vấn đề 1, 2, 3, 4.
- Các HS khác lắng nghe, ghi chú, đặt câu hỏi với vấn đề chưa thông suốt. - Đại diện HS thuyết trình giải đáp thắc mắc khi có bạn HS hỏi.
- Giáo viên trợ giúp giải đáp thắc mắc.
GV bổ sung kiến thức cần thiết, quan trọng theo các vấn đề nếu HS thiếu sót hay nhấn mạnh thêm kiến thức trọng tâm .
Hoạt động 3:
Vòng 2: Ai tài hơn nào
MC: gồm 8 câu hỏi (tối đa 40 điểm), các đội/ nhóm sẽ đồng loạt giơ bảng trả lời sau đồng hồ đếm 10 giây, mỗi đáp án đúng được 5 điểm.
Hết thời gian đối với mỗi câu:
+ MC thông báo đáp án
kiến thức bổ sung
kết luận đúng/ sai và điểm số các đội. Có thể nhờ sự trợ giúp của ban cố vấn khi có vấn đề nảy sinh.
+ Người điều khiển
chiếu đáp án + tư liệu bổ sung trên màn hình. + Thư kí ghi điểm cho đội trả lời đúng.
Câu 5:
UVòng 2U: Ai tài hơn nào
Câu 1: Nguồn năng nào sau đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời?
Đáp án: Năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
Bổ sung: Nhiên liệu sạch hiện nay đang được nghiên cứu để thay thế một số nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường khác là khí hidro.
Câu 2: Không khí phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào trong số các dung dịch sau: HCl; NHR3R; HR2RSOR4R loãng?
Đáp án: NHR3R (AMONIAC).
Bổ sung: 2NHR3R + 3ClR2R NR2R + 6HCl
ứng dụng tích cực của NHR3Rvới môi trường.
Câu 3: Sau tiết thực hành hóa học, trong một số chất thải dạng dung dịch chứa các ion: CuP 2+ P , ZnP 2+ P , PbP 2+ P , HgP 2+ P , FeP 3+ P , MnP 2+ P
. Theo em, hóa chất tốt nhất có thể loại bỏ hết kim loại nặng trên là chất nào trong số các chất sau: nước vôi trong dư, HNOR3R, giấm ăn, etanol?
Đáp án: Nước vôi trong dư.
Bổ sung: Nước vôi trong Ca(OH)R2R là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, có thể kết tủa các ion kim loại dưới dạng hidroxit. Ngoài ra là một bazơ tan nên nước vôi trong có thể dùng để loại chất khí gây ô nhiễm như COR2R, SOR2R, NOR2R,..
Câu 4: Nhiều cái chết thương tâm xảy ra khi có sự thiếu hiểu biết của người dân về việc đốt than trong phòng kín để sưởi ấm, hoặc sử dụng đèn xe máy, ô tô trong nhà kín khi xảy ra sự cố cúp điện, nguyên nhân là do các hoạt động trên sản sinh khí độc chủ yếu nào?
Đáp án: Khí CO (cacbonmonoxit).
Bổ sung: Trong các thành phố, các khí thải từ động cơ xe máy, ô tô như CO, COR2R góp phần đáng kể làm gia tăng hàm lượng khí nhà kính.
Người ta thường có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt khi kẹt xe. Nguyên nhân do CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản sự vận chuyển oxi đến tế bào.