chất) hoặc tự lựa chọn thí nghiệm với yêu cầu:
+ Thí nghiệm vui, hấp dẫn, đảm bảo an toàn, thành công.
+ Nội dung kiến thức nằm trong chương trình hóa 10, 11 hoặc có liên quan đến bài học và phải giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
+ Có tiểu phẩm minh họa kèm theo.
- Các lớp gửi chi tiết kế hoạch thí nghiệm (dụng cụ, hóa chất cần sử dụng) và nội dung tiểu phẩm đến GV Hóa phụ trách và ghi chú thời gian thực hành thí nghiệm thử.
- Điểm: tối đa 50 (thí nghiệm vui, hấp dẫn, tiểu phẩm hài hước vui nhộn, có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo, sáng tạo trong cách trình bày).
- Nếu số lượng đội đông (mỗi lớp là một đội), sau khi thi vòng 1 sẽ chọn 4 đội điểm cao nhất tiếp tục thi tài ở vòng 2.
Vòng 2: Nhà ảo thuật học giỏi không?
4 đội ảo thuật (3 HS/ đội) có điểm số cao nhất được lọt vào vòng chung kết. Và được thi tài bằng hình thức trả lời câu hỏi liên quan đến thí nghiệm. Vòng chung kết gồm 8 câu hỏi, các đội sẽ đồng loạt giơ bảng trả lời sau đồng hồ đếm 10 giây, mỗi đáp án đúng được 5 điểm. Đội thắng cuộc có tổng điểm hai vòng cao nhất đoạt giải “Nhà ảo thuật tài ba”.
b. Đối tượng: học sinh lớp 11.
Ngoại khóa toàn trường hoặc nhiều lớp (1 lớp/ 1 đội). c. Phương pháp: thảo luận nhóm, thí nghiệm, đóng kịch.
d. Nội dung tham khảo: các thí nghiệm hóa học trong chương trình lớp 10, 11 hoặc một số thí nghiệm vui GV gợi ý.
e. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian tổ chức: tuần lễ sau khi thi HK II. - Thời gian chuẩn bị: 1-2 tuần trước khi tổ chức. - Địa điểm: hội trường lớn (hoặc sân trường). - Thời lượng tiến hành: 90 phút.
- Chuẩn bị theo kế hoạch ngoại khóa.
- Hỗ trợ khâu trang trí, sắp xếp bàn ghế. Chuẩn bị sân khấu cao để mọi người có thể quan sát các thí nghiệm rõ ràng
3. Ban tổ chức
- Giám khảo (Ban cố vấn): 2 (GV Hóa + GVCN : giám sát + chấm điểm). - Dẫn chương trình: 1 (GV hoặc HS có tài ăn nói + kiến thức vững). - Điều khiển máy tính: 1.
- Thư kí: 2.
- Ban hỗ trợ quan sát: 2.
4. Phương tiện kĩ thuật
- Máy chiếu, loa, bàn ghế. - Bộ dụng cụ sơ cấp cứu.
5. Kinh phí
- Quỹ lớp hỗ trợ + quỹ tổ chuyên môn. - Giải thưởng: 2 giải.
U
III> Thiết kế hoạt động
U
Hoạt động 1U: GV giới thiệu mục đích buổi ngoại khóa
Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có sự học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ - đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái đó chính là mục đích của buổi ngoại khóa hóa học “Nhà ảo thuật tài ba”. Như chúng ta đã biết những biến đổi hóa học thật vô cùng phong phú, một số phản ứng hóa học xảy ra có kèm theo những hiện tượng kỳ lạ như phát ra tiếng kêu hoặc tiếng nổ, tự bốc cháy hay phát ra ánh sáng lạnh, tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi, làm màu sắc biến đổi khôn lường như có phép "thần thông biến hóa". Dựa vào những kiến thức đã học, ta có thể xây dựng nên những thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học. Và hôm nay chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến những màn ảo thuật có một không hai của các nhà ảo thuật gia nghiệp dư của các lớp. Ai sẽ là nhà ảo thuật tài ba? Vừa giỏi học vừa giỏi hành?
Chào mừng đến với buổi ngoại khóa hóa học với chủ đề “ Nhà ảo thuật tài ba”.
U
Hoạt động 2:U Vòng 1: ảo thuật cùng hóa học
- Các đội biểu diễn thí nghiệm và tiểu phẩm minh họa. Mỗi đội có 10 phút cho phần trình bày. Thứ tự các đội trình bày theo thứ tự thí nghiệm.
- Ban giám khảo chấm điểm: tối đa 50 (thí nghiệm vui, hấp dẫn, tiểu phẩm hài hước vui nhộn, có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo, sáng tạo trong cách trình bày).
( lưu đĩa CD)
TN1: Bó hoa cảm xúc. TN2: Vết lửa màu nhiệm. TN3: Trứng chui vào lọ. TN4: Bức thư tình bí mật. TN5: Những chiếc cốc thần.
TN6: Đốt cháy bàn tay (hoặc Đốt khăn không cháy).
TN7: Không có lửa ... mà lại có khói (hoặc Nhóm bếp than bằng đũa thủy tinh). TN8: Đốt nước đá cháy.
TN9: Núi lửa phun.
TN10: Những chiếc đũa có phép lạ.
U
Hoạt động 3U: Vòng 2: Nhà ảo thuật học giỏi không?
Hoạt động Nội dung