ống nghiệm không ghi nhãn.
- Trong tối đa 10 phút, các đội báo cáo kết quả. Đội xác định đúng nhất và sớm nhất được tối đa 20 điểm, đội về nhì được 15 điểm, về ba được 10 điểm và đội cuối cùng được 5 điểm.
2. Đối tượng: học sinh lớp 11.
- Mỗi đội khoảng từ 3 đến 5 HS. Nếu số lớp nhiều thì tổ chức vòng loại, sau đó chọn 4 đội có số điểm cao nhất vào vòng trong (thi từ vòng 1 vòng 4). Nếu số lớp ít (khoảng 2 đến 4 lớp) thì chọn 4 đội tham gia thi hết từ vòng 1 vòng 4.
3. Phương pháp: nghiên cứu, diễn giảng, thảo luận nhóm, đóng kịch, trò chơi.
4. Nội dung tham khảo: kiến thức hóa học lớp 11 học kì I (hóa học vô cơ + đại cương hóa học hữu cơ) và kiến thức hóa học đời sống liên quan.
5. Thời gian, địa điểm: - Thời gian tổ chức: tuần 17.
- Thời gian chuẩn bị: 1-2 tuần trước khi tổ chức. - Địa điểm: hội trường lớn (hoặc sân trường). - Thời lượng tiến hành: 90 phút.
2.4.3 Giáo án “ HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG”
Ô nhiễm môi trường là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay, tuy nhiên kiến thức về môi trường trong chương trình hóa học 11 được đưa vào rời rạc, không khắc sâu và chưa có tác dụng tác động tích cực đến học sinh trong việc chung tay bảo vệ môi trường sống. Với chuyên đề “ Hóa học và môi trường” có thể đem đến cho HS một kiến thức tổng quan về môi trường: các vấn đề môi trường nóng bỏng hiện nay, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục,…Là người chủ tương lai, chính bản thân các em HS phải thấu hiểu, khắc phục và giữ gìn chính cuộc sống của mình _ môi trường xanh đẹp. Do đó, hình thức thuyết trình sẽ giúp học sinh đào sâu nghiên cứu về các vấn đề môi trường mà cả thế giới quan tâm hiện nay, đồng thời qua hình thức trả lời câu hỏi, trò chơi ô chữ có thể khắc sâu những kiến thức trọng tâm cho tất cả các HS tham dự. Ngoài ra chúng ta có thể phát huy khả năng sáng tạo của học sinh qua hình thức thi vẽ tranh hay trở thành nhà nhiếp ảnh tài ba khi giúp mọi người hiểu thêm về môi trường thông qua các bức tranh, bức ảnh.
Tuần: Ngày:
GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA
U
Chủ đề :U “HÓA HỌC và MÔI TRƯỜNG”. I> MỤC TIÊU
1. Tri thức
- Hiểu sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường sống (đất, nước, không khí) đến con người và sinh vật.
- Biết được vai trò của hóa học (nguyên tắc và vận dụng một số biện pháp). trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, đời sống và học tập hóa học.
2. Kĩ năng
- Biết phát hiện một số vấn đề thực tế môi trường không khí, đất, nước.
- Biết giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung hoạt động ngoại khóa, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua băng hình, hình vẽ, trên internet,..
- Xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường (ở phạm vi nơi khu phố em sống). - Kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường.
- Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ nôi trường, đặc biệt là môi trường không khí, đất, nước.
- Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
II> CHUẨN BỊ
1. GV lập kế hoạch ngoại khóa
a. Hình thức tổ chức: tổ chức hội vui hóa học.
Vòng 1:Thuyết trình: Vấn đề môi trường nóng bỏng
(nhóm HS bốc thăm lựa chọn) (5 phút/ nhóm)
Vấn đề 1: Hiệu ứng nhà kính.
Vấn đề 2: Lổ thủng tầng ozon.
Vấn đề 3: Tổng hợp: sự ảnh hưởng của một số hợp chất hóa học vô cơ (chương trình hóa 11 THPT) đến con người (sức khỏe, môi trường, ...).
Vấn đề 4: Tổng hợp: sự ảnh hưởng của một số hợp chất hóa học hữu cơ (chương trình hóa 11 THPT) đến con người (sức khỏe, môi trường, ...).
=> các vấn đềcần thể hiện được: nguyên nhân, tác hại, hướng khắc phục (nếu có).
Điểm: tối đa 50 (nội dung hay, phong phú, chính xác, có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo, sáng tạotrong cách trình bày, có thể thay bằng hình thức diễn tiểu phẩm).
Vòng 2 và vòng 3: dành cho 4 nhóm (3 HS/ nhóm).