Ph−ơng pháp dạy học

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp tại trường dạy nghề lạng sơn (Trang 26 - 28)

- Tác phong nghề nghiệp: Trong hoạt động của mình ng−ời giáo viên cũng cần tuân thủ các nguyên tắc công việc nh− : có tính kỷ luật cao, nghiêm

1.2.4. Ph−ơng pháp dạy học

Ph−ơng pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học đ−ợc tiến hành d−ới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối −u mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học [15, 204].

Ph−ơng pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định đ−ợc mục đích, đã xây dựng đ−ợc một nội dung ch−ơng trình dạy học thì ph−ơng pháp dạy của thầy và học của trò sẽ quyết định chất l−ợng quá trình đào tạo [20, 100].

Vậy ph−ơng pháp dạy học là một phạm trù cơ bản của lý luận dạy học, nó mang tính cấu trúc, linh hoạt của quá trình dạy học. Do đó thuật ngữ

ph−ơng pháp dạy học có thể hiểu nh− là một con đ−ờng chính yếu, là cách thức làm việc phối hợp, thống nhất của thầy và trò trong đó dạy là truyền đạt hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động nhận thức của ng−ời học nhằm đạt mục đích dạy học. Ng−ời giáo viên có ph−ơng pháp truyền đạt không tốt thì đồng nghĩa với quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, sinh viên sẽ không mang lại hứng thú và niềm say mê học tập, điều đó sẽ không thể phát huy hết khả năng t− duy sáng tạo, khả năng nhạy bén của ng−ời học.

Hiện nay quan điểm lấy giáo viên làm trung tâm đang đ−ợc thay thế bởi quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Theo quan điểm này ng−ời thầy đóng vai trò chủ đạo với chức năng cơ bản là tổ chức, h−ớng dẫn, chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy - học và ng−ời học có vị trí trung tâm tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình học tập. Đặt ng−ời học vào vị trí trung tâm quá trình dạy học có nghĩa là làm cho ng−ời học phát huy tính tự chủ, tích cực trong quá trình học tập và có nhiều cơ hội sáng tạo, thể hiện năng lực, hiểu biết của mình nhiều hơn, thích ứng với môi tr−ờng đào tạo và môi tr−ờng lao động t−ơng lai, thích ứng với đời sống xã hội. Vì vậy, việc vận dụng các ph−ơng pháp dạy học cần phải coi trọng việc rèn luyện cho học sinh ph−ơng pháp tự học, tự hoạt động, tìm tòi, sáng tạo, tập d−ợt nghiên cứu, bồi d−ỡng ý thức độc lập. Giáo viên chú trọng vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài giảng. Giáo án thiết kế theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một hệ thống các tình huống học tập của học sinh (bao gồm cả việc dự kiến những đề xuất vấn đề mới của học sinh) đi song song với một hệ thống thao tác và việc làm t−ơng ứng để học sinh thực sự hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học, theo mức độ hoạt động của học sinh.

Ph−ơng pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học, không có ph−ơng pháp nào là vạn năng chung cho tất cả mọi hoạt động, muốn hoạt động thành công phải xác định đ−ợc mục đích, tìm ph−ơng pháp phù hợp.

Mục tiêu của đào tạo nghề là đào tạo ng−ời lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, l−ơng tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp. Ph−ơng pháp dạy học luôn gắn với mục tiêu đào tạo. Việc vận dụng các ph−ơng pháp dạy học phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết, lấy việc rèn luyện kỹ năng tay nghề của học sinh là mục tiêu chính của các ph−ơng pháp đào tạo, để giúp học sinh có kỹ năng, kỹ xảo có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp.

Hiệu quả của ph−ơng pháp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ s− phạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm nhận thức của học sinh là tiền đề quan trọng cho việc sử dụng ph−ơng pháp nào đó.

Trên lý thuyết có rất nhiều ph−ơng pháp dạy học, mỗi giờ học, mỗi giáo viên lại luôn luôn tìm cho mình những ph−ơng pháp phù hợp nhất cho giờ học ấy. Nội dung bài giảng hay cùng với ph−ơng pháp truyền thụ tốt sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong bài giảng. Ph−ơng pháp là yếu tố không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất l−ợng đào tạo.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp tại trường dạy nghề lạng sơn (Trang 26 - 28)