- Tác phong nghề nghiệp: Trong hoạt động của mình ng−ời giáo viên cũng cần tuân thủ các nguyên tắc công việc nh− : có tính kỷ luật cao, nghiêm
1.3.1.3. Quản lý chất l−ợng tổng thể
Quản lý chất l−ợng tổng thể là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất l−ợng dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội [18, 40]. Cải tiến chất l−ợng tổng thể bao gồm ba nội dung: cải tiến liên tục, cải tiến từng b−ớc và luôn h−ớng tới khách hàng.
Trong hệ thống đào tạo quản lý chất l−ợng tổng thể là sự cố gắng làm mọi việc đúng ngay từ đầu và đúng vào mọi thời điểm. Tất cả mọi công việc, mọi quá trình, mọi ng−ời (CBQL, GV, HS,...) phải luôn luôn thực hiện liên tục và từng b−ớc cải thiện chất l−ợng đào tạo ở cơ sở đào tạo của mình.
Để đội ngũ làm việc tự giác, tích cực có hiệu quả và sản phẩm đạt đ−ợc chất l−ợng đòi hỏi nhà tr−ờng cần tạo đ−ợc môi tr−ờng, điều kiện làm việc và cơ chế chính sách phù hợp cho đội ngũ thay vì kiểm soát họ. Cần khuyến khích đội ngũ cán bộ và giáo viên phát huy sáng kiến, cải tiến trong công việc hàng ngày v.v...
Công tác quản lý chất l−ợng đào tạo có mục đích là tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời các nguyên nhân đã dẫn đến sự giảm sút chất l−ợng đào tạo chung cũng nh− từng học sinh, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh không đạt mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở từng giai đoạn trong suốt quá trình đào tạo.
Quản lý chất l−ợng nhằm nâng cao chất l−ợng đào tạo có hai khâu chủ yếu là: Khâu phát hiện và khâu xử lý [18, 41].
- Khâu phát hiện có nhiệm vụ tìm ra những yếu tố, khía cạnh yếu kém trong toàn bộ quá trình đào tạo, những học sinh yếu kém toàn diện hoặc từng mặt nào đó.
- Khâu xử lý có nhiệm vụ là đề ra đ−ợc những biện pháp và tổ chức thực hiện các biện pháp đó nhằm khắc phục kịp thời những yếu kém đã phát hiện ở khâu tr−ớc.
Việc thực hiện hai khâu chủ yếu trên bao gồm 5 b−ớc đ−ợc tiến hành trên kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh, từng lớp, từng khoá và tất cả các khoá học sinh đang học trong tr−ờng. Đó là các b−ớc:
(1) Kiểm tra (2) Đánh giá
(3) Xác định nguyên nhân (4) Đề ra biện pháp (5) Tổ chức thực hiện
Trong thực tế, để thể hiện hai khâu và năm b−ớc công việc trên đây cần phải tiến hành các hoạt động sau:
- Tổ chức việc kiểm tra đánh giá đều đặn kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Tổ chức việc thu thập thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của sinh một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác.
- Phân công và phân cấp xử lý các thông tin đã thu thập đ−ợc, đặc biệt là các thông tin về kết quả học tập, rèn luyện không đạt yêu cầu của học sinh.
- Dự báo về chất l−ợng dạy học.
Trong giáo dục và đào tạo, nếu quan tâm đúng mức đến công tác quản lý chất l−ợng của cơ sở đào tạo sẽ đảm bảo chất l−ợng đến từng học sinh một cách vững chắc, đảm bảo nâng cao chất l−ợng của cả quá trình đào tạo.