Mối quan hệ giữa nhà tr−ờng và các đơn vị sản xuất

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp tại trường dạy nghề lạng sơn (Trang 32 - 33)

- Tác phong nghề nghiệp: Trong hoạt động của mình ng−ời giáo viên cũng cần tuân thủ các nguyên tắc công việc nh− : có tính kỷ luật cao, nghiêm

1.2.7. Mối quan hệ giữa nhà tr−ờng và các đơn vị sản xuất

Mối quan hệ giữa nhà tr−ờng và các đơn vị sản xuất trong đào tạo hỗ trợ nhà tr−ờng thực hiện quá trình đào tạo, xác định nhu cầu của thị tr−ờng để điều chỉnh mục tiêu và ch−ơng trình đào tạo nhằm nâng cao chất l−ợng đào tạo. Đây là hình thức gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, sử dụng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Dạy thực hành kết hợp với lao động sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất l−ợng và hiệu quả đào tạo trên các mặt:

- Hình thành kỹ năng phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Mặt khác, thông qua thực tập sản xuất, đặc biệt là tại cơ sở sản xuất học sinh mới có điều kiện rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và nâng cao tính thích ứng với thực tiễn sản xuất.

- Hình thành thái độ đúng đắn trong lao động: hình thành tác phong công nghiệp, tính chính xác, cẩn thận, xây dựng lòng say mê với công việc, hứng thú và yêu nghề thông qua lao động sản xuất.

Thực tập là một vấn đề hết sức quan trọng đối với học sinh học nghề, không kinh nghiệm nào quý báu cho bằng những kinh nghiệm học sinh lĩnh hội khi đi thực tế tại cơ sở sản xuất. Đó là môi tr−ờng đào tạo thực tế và tổng hợp kiến thức nhất đối với mỗi học sinh. Sau khi học lý thuyết, học sinh cần phải đ−ợc ra thực tế sản xuất. Nh− vậy, học sinh mới có cơ hội cũng nh− điều

kiện để đào sâu kiến thức, kết hợp đ−ợc những kiến thức thầy giáo truyền thụ trên lớp với những vấn đề thực tế xảy ra. Qua đó, có thể rút ra đ−ợc cho bản thân mình những kinh nghiệm cho công việc sau này.

Mối quan hệ giữa nhà tr−ờng và đơn vị sản xuất phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Sự liên kết phải đảm bảo mục tiêu đào tạo đã đề ra, không làm ảnh h−ởng tới quy trình đào tạo của nhà tr−ờng, cũng nh− tiến độ sản xuất của đơn vị sản xuất, trái lại nó phải góp phần vào sự phát triển của hai đơn vị, có lợi cho cả cơ sở đào tạo và đơn vị sản xuất.

- Sự kết hợp phải mang tính chất giáo dục: nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho ng−ời học (không quá chú trọng về mặt kinh tế)

- Sự kết hợp này phải có tính vừa sức với giáo viên và học sinh trong quá trình thực tập tại đơn vị sản xuất (sức khoẻ, công nghệ...).

Trong giai đoạn hiện nay, các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đang từng ngày, từng giờ đ−ợc phổ biến và áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất. Các tr−ờng dạy nghề càng phải gắn với các đơn vị sản xuất để kịp thời nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức, bổ sung, điều chỉnh nội dung ch−ơng trình để nhà tr−ờng theo kịp sản xuất và đào tạo ra ng−ời lao động đáp ứng đ−ợc những yêu cầu của các công nghệ sản xuất hiện đại.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp tại trường dạy nghề lạng sơn (Trang 32 - 33)