- Mặt tồn tại:
2.3.3.5. Trình độ ngoại ngữ
Ngoại ngữ là ph−ơng tiện cần thiết để giáo viên có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu chuyên môn của n−ớc ngoài. Nó cũng là ph−ơng tiện giao l−u trao đổi kinh nghiệm với bạn bè trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ, sự hợp tác quốc tế đ−ợc đẩy mạnh đòi hỏi giáo viên phải có trình độ về ngoại ngữ. Thời gian tr−ớc đây, giáo viên ít có cơ hội học tập, giao l−u với các n−ớc bạn nên ngoại ngữ không đ−ợc chú trọng. Từ khi có ch−ơng trình chuẩn hóa giáo viên, giáo viên mới dành ít thời gian đi học. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ của giáo viên chủ yếu xuất phát từ việc chuẩn hóa trình độ theo quy định chứ ch−a xuất phát từ nhu cầu cần có ngoại ngữ để trao đổi thông tin, nghiên cứu tài liệu, nâng cao trình độ. Chính vì vậy, năng lực ngoại ngữ của giáo viên ch−a cao, ch−a dùng để đọc và tham khảo tài liệu của n−ớc ngoài.
Theo số liệu thống kê của tr−ờng Dạy nghề Lạng Sơn, trình độ ngoại ngữ của giáo viên ở tr−ờng hiện nay nh− sau (xem bảng 2.5):
Bảng 2.5. Trình đội ngoại ngữ của giáo viên tr−ờng DNLS
Trình độ A B C Đại học
Tổng số giáo viên 17 27 9 3
Tỷ lệ (%) 30% 48% 16% 6%
Nguồn: Phòng Đào tạo tr−ờng Dạy nghề Lạng Sơn
Qua số liệu cho thấy 100% giáo viên có trình độ ngoại ngữ A trở lên, trình độ C rất ít, số ít giáo viên có trình độ đại học là giáo viên ngoại ngữ. Một số l−ợng lớn giáo viên do không sử dụng hoặc ít sử dụng đến nên trình độ giao tiếp cũng nh− khả năng đọc và dịch tài liệu rất kém nhất là tài liệu chuyên ngành.
Giáo viên khoa nông nghiệp 10 giáo viên có trình độ ngoại ngữ B, 2 giáo viên có trình độ C. Mặc dù trình độ ngoại ngữ của giáo viên trong khoa Nông nghiệp là cao so với mặt bằng trình độ ngoại ngữ của tr−ờng, song đây chỉ là sự thể hiện trên văn bằng chứng chỉ. 100% giáo viên đ−ợc hỏi cho rằng việc giao tiếp và đọc dịch tài liệu là rất khó khăn.