Hoạt động của các phòng, khoa (quy chế hoạt động của tr−ờng Dạy nghề Lạng Sơn)

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp tại trường dạy nghề lạng sơn (Trang 66 - 68)

- Mặt hạn chế:

2.3.8.1. Hoạt động của các phòng, khoa (quy chế hoạt động của tr−ờng Dạy nghề Lạng Sơn)

Dạy nghề Lạng Sơn)

Trong quá trình điều hành các hoạt động của quá trình đào tạo tại tr−ờng Dạy nghề Lạng Sơn, việc xác định rõ nhiệm vụ của mỗi bộ phận và cá nhân trong tr−ờng là rất cần thiết. Điều đó sẽ giúp cho hoạt động của tr−ờng diễn ra thuận lợi và hiệu quả, các công việc không bị chồng chéo hay bỏ sót.

- Phòng Đào tạo:

+ Phòng Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức quản lý học tập của học sinh theo đúng ch−ơng trình, kế hoạch đã định và thực hiện đúng quy chế, quy định hiện hành.

+ Theo dõi, chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ, sổ sách, giấy tờ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn và công tác ph−ơng pháp.

+ Trong quá trình học tập: Phòng Đào tạo có trách nhiệm thông báo kế hoạch học tập của từng kỳ, năm học, số môn học và tiến độ thực hiện; kế hoạch thi học kỳ, thi hết môn, kế hoạch thực tập tại tr−ờng, tại x−ởng thực tập.

+ Kết thúc khóa học: Phòng Đào tạo có trách nhiệm lập danh sách học sinh đủ điều kiện dự thi, xét vớt dự thi. Tổ chức lễ tốt nghiệp và phát bằng tốt nghiệp (kết hợp với phòng Tổ chức hành chính)

- Phòng tổ chức hành chính:

+ Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm quản lý giấy báo thay đổi hộ khẩu và đăng ký tạm trú cho học sinh.

+ Phối hợp với chính quyền địa ph−ơng, nhân dân địa ph−ơng trong việc giữ gìn an ninh trong khu vực, đảm bảo an ninh trật tự trong tr−ờng.

+ Quản lý và sửa chữa nhà cửa, bàn ghế, trang thiết bị

+ Phòng Tổ chức hành chính còn có trách nhiệm quản lý đời sống vật chất, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác của học sinh; đề xuất giúp hiệu tr−ởng trong việc quản lý học sinh.

- Phòng Tài chính - Kế toán:

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà n−ớc quy định đối với học sinh. Thu học phí và thông báo kịp thời những học sinh ch−a nộp đúng kỳ hạn.

+ Cấp phát học bổng, trợ cấp xã hội và các chế độ có liên quan đến đời sống vật chất của học sinh.

+ Tham gia trong hội đồng xét duyệt học bổng, học phí, trợ cấp xã hội.

- Khoa: có trách nhiệm quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt

động học của học sinh thuộc khoa. Cụ thể:

+ Tr−ởng khoa có trách nhiệm quản lý, phân công giáo viên trong khoa chủ nhiệm và giảng day.

+ Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, h−ớng dẫn giáo viên lập kế hoạch thi đua phấn đấu trở thành giáo viên dạy tốt. Cuối học kỳ, cuối năm tổ chức kiểm điểm, nhận xét, đánh giá và bình bầu thi đua.

+ Định kỳ tổ chức dự lớp, tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm kịp thời. Theo dõi chỉ đạo hoạt động của giáo viên trong công tác ph−ơng pháp và nghiên cứu khoa học.

+ Tổ chức quá trình học tập theo kế hoạch của nhà tr−ờng thuộc lĩnh vực khoa quản lý.

+ Quản lý học sinh thuộc khoa. Theo dõi tình hình học tập, rèn luyện, t− t−ởng và đời sống của học sinh. Đầu học kỳ/năm học thông báo cho học sinh kế hoạch học tập trong học kỳ, năm học và các môn thi, môn kiểm tra.

+ Tr−ớc khi kết thúc môn học, đề xuất điều kiện học sinh đủ điều kiện dự thi. Tổ chức thi, kiểm tra hết môn, chấm thi và lập bảng điểm môn quản lý.

- Giáo viên:

+ Giáo viên chịu trách nhiệm tr−ớc hiệu tr−ởng về các mặt công tác học sinh trong phạm vi đ−ợc phân công.

+ Theo dõi, tìm hiểu để nắm đ−ợc những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh.

+ Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu v−ơn lên đạt kết quả cao trong học tập.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp tại trường dạy nghề lạng sơn (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)