Cây lƣơng thực

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 119 - 121)

Bảng 4.2: Chỉ tiêu phát triển một số cây lương thực tỉnh An Giang đến năm 2020

Hạng mục 2010 2015 2020 Lúa Diện tích (ha) 571.600 569.600 512.000 Sản lượng (tấn) 3.507 3.900 4.270 Năng suất (tạ/ha) 61,3 62,9 83,0 Bắp Diện tích (ha) 11.000 13.000 26.000 Sản lượng (tấn) 84.700 104.000 270.000 Năng suất (tạ/ha) 70,7 80,0 103,8

[Nguồn: QH phát triển nông - lâm - thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020]

+ Cây lúa

An Giang là tỉnh có lợi thế hơn các tỉnh khác ở ĐBSCL về sản xuất lúa. Vì vậy, hướng chuyển đổi cơ cấu diện tích và mùa vụ sản xuất lúa trong thời gian tới như sau:

- Giảm dần diện tích gieo trồng lúa từ 571.600 (2010) xuống 569.600 ha (2015) và 466.00 ha (2020).Đa dạng hóa sử dụng đất lúa theo hướng ổn định diện tích lúa đông xuân, giảm diện tích lúa hè thu bằng cách chuyển sang trồng các cây rau, màu và cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao: bắp, đậu các loại, mè, rau..

- Đi đôi với tăng vụ và chuyển vụ, sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất và nâng cao chất lượng, gia tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất lúa gạo. Trên cơ sở ứng dụng các loại giống mới năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng..., phấn đấu tăng năng suất lúa từ

110

62,1 tạ/ha (năm 2010) lên 62,9 tạ/ha (2015) và 83 tạ/ha (2020). Sản lượng lúa tăng tương ứng từ 3.659 nghìn tấn (2010) lên 3.943 nghìn tấn (năm 2015).

+ Sản xuất cây màu lương thực

Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu và nguồn nước phong phú cùng thị trường ngày càng mở rộng, nhóm cây màu lương thực trên địa bàn tỉnh cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Việc nâng cao diện tích và sản lượng của nhóm cây này sẽ có tác dụng to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh, đưa nông nghiệp tiến tới nền sản xuất hàng hóa. Trong đó, bắp được xác định là cây chủ lực. Với việc đẩy mạnh ngành chăn nuôi trong thời gian tới, tỉnh phấn đấu đạt diện tích bắp 13.000 ha năm 2015 lên 26.000 ha năm 2020, đưa năng suất bình quân năm 2015 lên 80 tạ/ha và năm 2020 lên 103,8 tạ/ha, sản lượng chung của bắp tương ứng đạt 104 ngàn tấn năm 2015 và 270 ngàn tấn năm 2020.

+ Sản xuất rau thực phẩm:

Đây là nhóm cây ngắn ngày hết sức đa dạng, đã và đang có vai trò quan trọng việc gia tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác, tạo thêm việc làm trong cả mùa khô và mùa nước nổi. Dự kiến diện tích gieo trồng đạt 35.000 ha năm 2015 lên 41.500 ha năm 2020, trong đó: Mở rộng diện tích đậu các loại, trong đó chủ yếu là đậu xanh đạt 2.800 ha (2015) và 3.800 ha (2020), luân canh trên đất lúa trong vụ xuân hè để sử dụng tiết kiệm nước tưới và cải tạo đất. Tuy nhiên, cần tiếp tục chú trọng chọn lựa và sử dụng các giống đậu xanh có năng suất cao. Đối với rau các loại: Trong thời gian tới, chú trọng phát triển các loại cây trồng trong mùa nước nổi như rau nhút, sen, ấu, rau muống, điên điển… Phấn đấu đạt diện tích gieo trồng lên 60.300 ha năm 2015 và 65.000 ha năm 2020.

+ Sản xuất cây ăn quả

So với các tỉnh khác ở ĐBSCL, An Giang không có lợi thế về trồng cây ăn quả, vì đa phần đất bị ngập sâu. Vì vậy, trong thời gian tới, việc phát triển cây ăn quả sẽ tập

111

trung theo hướng sau: Mở rộng diện tích cây ăn quả trên cơ sở chuyển đổi đất từ đất lúa, màu kém hiệu quả; Đa dạng hóa các loại cây ăn quả, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 119 - 121)