Dân số và nguồn lao động a Dân số

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 54 - 55)

- Đồng bằng ven núi: gồ m2 kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá,

2.3.1. Dân số và nguồn lao động a Dân số

a. Dân số

Về quy mô và tốc độ gia tăng: An Giang là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng quy mô dân số tương đối lớn. Năm 2010, dân số của tỉnh đạt 2.149.457 người, chiếm 12,4% dân số toàn vùng và 2,4% cả nước. Cơ cấu dân số trẻ với gần 55,5 % dân cư trong độ tuổi lao động [50].

Dân số gia tăng chậm, từ 2,061.664 người năm 2000 lên 2.149.457 người năm 2010, tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số giảm khá nhanh, từ 1,52% xuống 1,1%. Giai đoạn 2001- 2010, tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh đạt 0,42%/năm, trong đó giai đoạn 2001-2005 đạt 0,54%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 đạt 0,29%/năm. Tốc độ này thấp hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước và của vùng ĐBSCL (lần lượt là 1,14%/năm và 0,58%/năm giai đoạn 2001-2010). Điều này sẽ làm giảm áp lực tăng dân số, tạo điều kiện tốt hơn trong việc nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

Về phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2010 là 608 người/km2, thuộc loại cao so với các tỉnh, thành khác trong cả nước (mật độ dân số

45

bình quân của vùng ĐBSCL là 426 người/km2, của cả nước là 263 người/km2). Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng ven sông như thành phố Long Xuyên (mật độ 2.426 người/km2) và thị xã Châu Đốc (mật độ 1.063 người/km2) trong khi huyện Tri Tôn chỉ có 221 người/km2.

Phần lớn dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm tới 70,2% dân số toàn tỉnh năm 2010. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của An Giang trong công cuộc đô thị hóa đã giúp tỉ lệ dân cư thành thị của tỉnh có sự tăng trưởng khá (từ 21,1% năm 2000 lên 28,1% năm 2005 và đạt 29,8% năm 2010), cao hơn so với tỉ lệ dân cư thành thị của vùng ĐBSCL (23,2%) nhưng thấp hơn của cả nước (30,2%) và VKTTĐ vùng ĐBSCL (33,8%).

Tuy sản xuất phát triển với tốc độ khá nhanh nhưng cơ sở vật chất hạ tầng và đời sống nhân dân trong tỉnh còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo nhiều nơi còn cao, nhất là ở vùng núi, vùng sâu tứ giác Long Xuyên. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, khắc phục dần những yếu kém do tính chất thuần nông mang lại.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)