Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 107 - 109)

- Rừng sản xuất: An Giang là tỉnh đồng bằng, có diện tích rừng tập trung nhỏ chủ yếu do tổ chức, cá nhân tự đầu tư trồng rừng, nên công tác trồng cây lâm nghiệp

1. Trồng rừng tập trung (ha) 1,533 838 998.22 695 160

3.2.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

3.2.5.1. Hộ gia đình

Hộ gia đình là một hình thức phổ biến trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 365.469 hộ nông thôn trong đó 201.695 hộ nông nghiệp (chiếm 55,1%), 481 hộ lâm nghiệp (chiếm 0,13%) và 8.077 hộ sản xuất thủy sản (chiếm 2,2%)[24].

Hộ gia đình đang có nhiều bước thay đổi về cơ chế chính sách quản lí. Kinh tế hộ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, hình thức kinh tế hộ đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về vốn, các công cụ sản xuất hiện đại, trình độ sản xuất thấp kém, nguồn thông tin về thị trường chưa được đảm bảo... Sản xuất mang tính chất manh mún làm cho sản phẩm tạo ra không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, thu nhập thấp và không ổn định.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng trước mắt nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình là đầu tư không ngừng về vốn, phát triển hệ thống khuyến nông, thực hiện chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình sản xuất

3.2.5.2. Trang trại

Kinh tế trang trại là hình thức tất yếu trong phát triển nông - lâm - thủy sản hàng hóa. Trong điều kiện thuận lợi về diện tích canh tác và chính sách phát triển nông nghiệp, số lượng trang trại của tỉnh không ngừng tăng lên. Năm 2010, toàn tỉnh 17,273 trang trại, tăng 8960 trang trại so với năm 2000. An Giang là tỉnh có số lượng trang trại đứng đầu cả vùng và cả nước, chiếm 11,8% số lượng trang trại của cả nước và 24,7% của vùng ĐBSCL.

98

Biểu đồ 3.14: Số lượng trang trại tỉnh An Giang trong giai đoạn 2000 - 2010

[Nguồn niên giám thống kê 2005, 2011]

Trong cơ cấu trang trại, trang trại trồng cây hàng năm và trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng cao hơn, trong khi các trang trại trồng cây lâu năm và trang trại chăn nuôi còn khiêm tốn.

Bảng 3.27: Cơ cấu các loại hình trang trại tỉnh An Giang năm 2010

Cả nước ĐBSCL An Giang Số trang trại % so v ới cả nước % so v ới ĐBSCL Tổng số 145880 69830 17273 11,8 24,7

Trang trại trồng cây hàng năm 42613 34495 12805 30 37,1

Trang trại trồng cây lâu năm 25655 3352 48 0,2 1,4

Trang trại chăn nuôi 23558 3281 218 0,9 6,6

Trang trại NTTS 37142 26894 3531 9,5 13,1

[Nguồn: Niên giám thống kê cả nước và niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2010]

Sự mở rộng về quy mô và số lượng trang trại đã kéo theo sự gia tăng của đội ngũ lao động làm việc trong trang trại. Theo kết quả của Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trong giai đoạn 2006 - 2011, tổng số lao động thường xuyên tại các trang trại ở tỉnh đạt 3.166 người, bình quân số lao động trên mỗi trang trại đạt 5 lao

8313 6080 6135 6182 6080 6135 6182 8349 8403 6180 7464 14500 17273 0 5000 10000 15000 20000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2008 2009 2010

99

động/trang trại. Tổng diện tích đất trang trại sử dụng vào phát triển nông - lâm - thủy sản đạt 7.231 ha, diện tích đất sử dụng bình quân 1 trang trại đạt 10,9 ha/trang trại. Kết quả thống kê sản xuất kinh doanh của trang trại trong năm 2010 cho thấy, tổng thu nhập của trang trại ở An Giang đạt 1064,6 tỉ đồng (cao thứ 3 cả toàn vùng).

Nhìn chung, việc hình thành và phát triển trang trại ở An Giang có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đồng thời góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP cùng hệ thống chính sách phát triển trang trại trong thời gian qua là đòn bẩy quan trọng trong việc đưa trang trại trở thành một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2020.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 107 - 109)