Định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ nông nghiệp

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 125 - 127)

- Định hướng: Phát triển ngành thủy sản bền vững, đưa nghề cá của tỉnh hội nhập đầy đủ vào hệ thống kinh tế khu vực và quốc tế.

3 Tỉ trọng GTSX trong nông lâm thủy sản % 19,4 0,9 4,9 4 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 2.100 566

4.1.3.7. Định hƣớng tổ chức không gian lãnh thổ nông nghiệp

Nhằm khai thác lợi thế của từng vùng, phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, có thị trường xuất khẩu ổn định và có nhu cầu lớn về nguyên liệu thay thế nhập khẩu, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và nông hộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, sản xuất nông lâm thủy sản của tỉnh được chia thành 3 tiểu vùng với hướng chuyển đổi như sau:

+ Vùng cù lao và Tứ Giác Long Xuyên ven sông Hậu: Vùng này có lợi thế: cơ sở hạ tầng được đầu tư khá hoàn thiện, nhất là hệ thống thủy lợi và giao thông, gần các cơ sở chế biến, tốc độ đô thị hóa nhanh, lực lượng lao động dồi dào và có trình độ. Tuy nhiên, một số diện tích ở khu vực ở phía bắc cù lao và ven sông rạch không có đê bao chống lũ. Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp sẽ diễn ra theo 2 hướng sau:

+ Trên chân ruộng 3 vụ có hệ thống kiểm soát lũ triệt để sẽ tiếp tục chuyển đổi mạnh từ mô hình 3 vụ lúa sang các mô hình sau: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 1 vụ lúa - 2 vụ màu, chuyên rau màu 3 - 4 vụ, chuyên cây ăn trái, cây ăn trái kết hợp NTTS và chăn nuôi bò, heo thịt và gia cầm (mô hình VAC), nuôi cá tôm thâm canh trong ao, trên đất bãi bồi và lồng - bè. + Trên chân ruộng 2 vụ không kiểm soát lũ tháng 8 sẽ tập trung phát triển cơ cấu cây trồng 1 vụ lúa - 1 vụ màu ngắn ngày (mè, rau, dưa), 1vụ lúa - 1 vụ ấu.

116

- Giải pháp ưu tiên phục vụ chuyển đổi: Tập trung đầu tư hệ thống đê bao chống lũ triệt để và hệ thống trạm bơm tưới tiêu kết hợp với hệ thống giao thông nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông; đầu tư các cơ sở sản xuất giống thủy sản; hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo và hộ thiếu vốn chuyển đổi.

* Vùng bằng thấp Tứ Giác Long Xuyên: Vùng này có lợi thế là phần lớn diện tích có hệ thống kiểm soát lũ tháng 8, một phần diện tích kiểm soát lũ tháng triệt để, thuận lợi cho tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nhất là NTTS. Nhưng hạn chế là khu vực phía bắc kênh Vĩnh Tế không có hệ thống kiểm soát lũ, hầu hết diện tích đất đai bị chua phèn và địa hình thấp trũng khó tiêu thoát. Do đó, hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm của vùng diễn ra theo hướng sau: + Trên đất chuyên lúa sẽ chuyển mạnh sang các loại hình sau: 3 vụ lúa, 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 2 vụ lúa - rau trong mùa nước nổi ở vùng kiểm soát lũ triệt để, đồng thời chuyển sang 2 vụ lúa kết hợp nuôi cá, 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, 2 vụ lúa đặc sản + Chuyển dần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm và chuyển dần đất trồng tràm thuần sang mô hình tràm kết hợp nuôi cá đồng.

- Giải pháp chuyển đổi cần tập trung: ưu tiên đầu tư hệ thống đê bao chống lũ triệt để kết hợp với hệ thống giao thông nông thôn và cụm, tuyến dân cư vượt lũ, tăng cường công tác khuyến nông, đặc biệt là kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trên chân ruộng lúa; đầu tư các cơ sở sản xuất giống thủy sản; hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo và hộ thiếu vốn chuyển đổi.

* Vùng đồi núi Tứ giác Long xuyên: Vùng này có lợi thế là đất không bị ngập lũ, nhưng lại có những hạn chế là: thiếu nước để canh tác trong mùa khô, địa hình dốc, đất tương đối xấu, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi còn hạn chế; đến nay vẫn còn một phần ít diện tích đất đồi núi và đất 1 vụ nương rẫy chưa sử dụng hợp lý. Do đó, hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm của vùng như sau:

+ Các khu vực có cao trình trên 20 m, tiếp tục phát triển rừng đặc dụng và rừng phòng hộ gắn với hoạt động du lịch sinh thái . Các khu vực có cao độ từ 4 - 20m, nếu

117

đất tốt thì phát triển cây ăn trái, phần còn lại sẽ phát triển trồng và cải tạo vườn Điều kết hợp với các lọai cây mãng cầu, tre lấy măng, tầm vông…theo mô hình vườn rừng.

+ Các khu vực có cao trình <4 m, nếu có hệ thống thủy lợi sẽ chuyển sang cơ cấu 1 lúa - 2 màu, 1 lúa - 1 màu, còn lại không có thủy lợi sẽ chuyển sang đất chuyên màu và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

- Giải pháp ưu tiên phục vụ chuyển đổi: tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống trạm bơm tưới để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho các khu vực chuyển đổi; tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và khuyến nông giỏi; hỗ trợ tín dụng cho các hộ nghèo và hộ thiếu vốn chuyển đổi, nâng cao dân trí.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 125 - 127)