Nông lâm ngưnghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơcấu theo xu hướng mở rộng nền kinh tế hàng hóa

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 38 - 40)

- Kim ngạch xuất khẩu nông sản

b. Nông lâm ngưnghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơcấu theo xu hướng mở rộng nền kinh tế hàng hóa

hướng mở rộng nền kinh tế hàng hóa

Trong phạm vi toàn ngành, cơ cấu nông nghiệp và nông thôn bước đầu có sự chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt. Hướng sản xuất hàng hóa, mở mang ngành nghề dịch vụ…đang được coi trọng.

Trong xu hướng chuyển dịch của nhóm ngành nông - lâm - ngư, tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp ngày càng giảm, trong khi tỉ trọng ngành ngư nghiệp có xu hướng tăng lên. Giai đoạn 2000 - 2010, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 79,0% xuống còn 70,0%. Lâm nghiệp giảm nhanh từ 4,7% xuống còn 3,6%; trong khi ngành ngư nghiệp tỉ trọng tăng từ 16,3% lên 26,4%.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, tuy chưa thật ổn định.

Bảng 1.2: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2010(Đơn vị: %)

Năm Tổng Nông nghiệp Chăn nuôi Dịch vụ

2000 100,0 78,3 19,3 2,4

2005 100,0 73,6 24,6 1,8

2008 100,0 71,4 27,1 1,5

2009 100,0 71,3 27,1 1,6

2010 100,0 73,9 24,5 1,6

[Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 và 2010] - Nông - lâm - ngư đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa. Nhiều thị trường mới đang được khai thác và nông nghiệp đã đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể.

Sau công cuộc Đổi mới, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp không ngừng thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực. Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới có sự biến động, song trị giá hàng nông sản

29

xuất khẩu vẫn đạt 11,8 tỉ USD (chiếm 16,3 % tổng giá trị xuất khẩu), cộng với trị giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, khu vực nông - lâm - thủy sản đã chiếm 23,3% tổng giá trị xuất khẩu của toàn nền kinh tế. Nhiều mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới đã có mặt trên thị trường quốc tế như: gạo (6,8 triệu tấn đạt 3,2 tỉ USD trị giá xuất khẩu), cao su (782 nghìn tấn đạt 2,4 tỉ USD giá trị xuất khẩu), hạt điều nhân (195 nghìn tấn đạt 1,1 tỉ USD), cà phê (1,2 triệu tấn đạt 1,85 tỉ USD giá trị xuất khẩu) [39,tr525]…

- Nông - lâm - ngư nghiệp đã hình thành bức tranh rõ nét về sự phân hóa lãnh thổ và tạo ra những vùng sản xuất chuyên môn hóa.

Sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa tập trung, quy mô lớn là sản phẩm của quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, với mục tiêu tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu dùng trong nước, phục vụ công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu.

Về lương thực thực phẩm: hình thành 2 vùng chuyên canh lớn là ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng.

ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số một của nước ta. Vùng tập trung tới 52% diện tích lúa cả năm và 53,4% sản lượng lúa cả năm của toàn quốc (năm 2010). Ngoài ra đây còn là vùng dẫn đầu về sản xuất đậu tương, mía, cây ăn quả. Vùng biển tiếp cận các ngư trường, đầy triển vọng về nuôi trồng và đánh mắt thủy sản. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm thứ hai về lương thực thực phẩm với 15% diện tích và 17% sản lượng lúa cả năm của nước ta. Thế mạnh của vùng, ngoài lúa ra là rau quả, lợn, gia cầm.

Về cây công nghiệp: Đã xây dựng ba vùng chuyên canh quy mô lớn. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm) lớn nhất cả nước. Vùng có nhiều thế mạnh về tự nhiên và kinh tế. Các sản phẩm chính của vùng là cao su, cà phê, tiêu… Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn thứ hai về quy mô với sản phẩm chính là cà phê, cao su, hồ

30

tiêu, chè, dâu tằm. Ở trung du miền núi Bắc Bộ, các vùng chuyên canh chè tạo thành một dải ở hầu khắp các khu vực đồi trung du và một số cao nguyên (Hà Giang, Nghĩa Lộ, Sơn La); lạc và thuốc lá ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Ngoài ra còn có thế mạnh về cây dược liệu.

Ngoài ra còn có các vùng chăn nuôi đại gia súc (Trung du và miền núi Bắc Bộ), gia cầm (các đồng bằng), vùng nông nghiệp - thực phẩm (vành đai xanh) ven các thành phố lớn.

1.2.1.2. Những hạn chế

- Tính chất chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa còn yếu, trồng trọt và chăn nuôi phát triển chưa đều ở nhiều vùng.

- Kỹ thuật còn hạn chế trong khi nền nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn chậm so với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chất lượng 1 số nông sản hàng hóa đã được nâng cao, tuy nhiên, nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

1.2.2. Khái quát thực tiễn phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL 1.2.2.1. Những thành tựu 1.2.2.1. Những thành tựu

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)