Khái quát chung

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 64 - 67)

- Giao thông

3.2.1. Khái quát chung

Giai đoạn 2000 - 2010, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và quá trình hội nhập quốc tế đang tác động ngày càng sâu rộng, sản xuất nông - lâm - thủy sản An Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, mức độ vận dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất ngày càng phổ biến, giá trị

55

sản phẩm ngày càng được nâng cao, song song với việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, khẳng định vị trí hàng đầu cả nước về sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, đồng thời ngày càng đóng góp quan trọng đối với VKTTĐ vùng ĐBSCL.

- Về quy mô GTSX nông - lâm - thủy sản

GTSX nông - lâm - thủy sản có xu hướng tăng và khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2010, GTSX nông - lâm - thủy sản đạt 35.006,5 tỉ đồng (tăng 4,76 lần so với năm 2000), chiếm 34,5% tổng GTSX của nền kinh tế (gần bằng tỉ trọng dịch vụ (35,06%) và cao hơn tỉ trọng công nghiệp (30,43%)). Sản xuất nông - lâm - thủy sản An Giang có đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế cả nước và VKTTĐ vùng ĐBSCL khi chiếm 3,7% GTSX nông - lâm - thủy sản cả nước và 31,5% GTSX nông - lâm - thủy sản VKTTĐ vùng ĐBSCL năm 2010.

- Về tốc độ tăng trưởng GTSX nông - lâm - thủy sản

Trong giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX nông - lâm - thủy sản đạt 5,05 %/năm, cao hơn 3,0% giai đoạn 1996 - 2000. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đều, trong đó giai đoạn 2001-2005 đạt 6,2%/năm và giảm xuống 3,9%/năm giai đoạn 2006 - 2010. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp còn thấp khi so sánh với các khu vực còn lại (công nghiệp – xây dựng đạt 12,3%, dịch vụ đạt 12,4% trong cùng thời kỳ) cũng như với sản xuất nông nghiệp VKTTĐ vùng ĐBSCL (5,6%/năm), ĐBSCL (5,0%/năm) và cả nước (4,34%/năm) trong cùng kỳ.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng GTSX ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2010 (Đơn vị: %)

2001-2005 2006-2010 2001-2010

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6,2 3,9 5,05

Nông nghiệp 6,2 3,9 5,05

Lâm nghiệp 2,4 2,4 2,4

Thủy sản 10,2 14,8 12,5

56

- Về cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản

Trong giai đoạn 2000 - 2010, do sản xuất thủy sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao hơn nên cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch diễn ra còn chậm và chưa ổn định (nông nghiệp vẫn chiếm hơn 80% tổng GTSX chung, trong khi tỉ trọng lâm nghiệp chỉ đạt 0,5% và thủy sản là 19,4% năm 2010). Với hiệu quả sản xuất nổi trội so với nông nghiệp và lâm nghiệp cùng những lợi thế về tự nhiên cũng như sự mở rộng thị trường, sản xuất thủy sản đang có xu hướng mở rộng và ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.

Bảng 3.3: GTSX và cơ cấu GTSX nông - lâm – thủy sản giai đoạn 2000 – 2010 (giá thực tế)

2000 2005 2010 Tăng (+) giảm (-) tỉ đồng Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % 2005/ 2000 2010/ 2005 Tổng số 7353.3 100 14408 100 35007 100 7054.7 20599 So với cả nước 163273 4.5 256345 5.6 528739 6,6 93072 272394 Nông nghiệp 6035.9 82.1 11881 82.5 28023 80.1 5845 16142 Lâm nghiệp 86 1.2 105.1 0.7 177.1 0.5 19.1 72 Thủy sản 1231.4 16.7 2421.9 16.8 6806.7 19.4 1990.5 4384.8

[Nguồn: Niên giám thống kê và niên giám thống kê tỉnh An Giang 2010] - Về GTSX nông - lâm - thủy sản trên một ha đất canh tác

Việc ứng dụng ngày càng sâu rộng khoa học công nghệ vào sản xuất đã thúc đẩy hiệu quả sản xuất nông - lâm - thủy tăng lên trong giai đoạn này.

Bảng 3.4 : GTSX nông - lâm - thủy sản trên một ha đất canh tác (Đơn vị: triệu đồng/ha)

Năm 2000 2010

Nông - lâm - thủy sản 21.6 98.9

- Nông nghiệp 22.5 94.2

- Lâm nghiệp 7,2 12,7

- Thủy sản 1751.7 1693.6

57

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 64 - 67)