Giải pháp về hạ tầng

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 128 - 129)

- Định hướng: Phát triển ngành thủy sản bền vững, đưa nghề cá của tỉnh hội nhập đầy đủ vào hệ thống kinh tế khu vực và quốc tế.

3 Tỉ trọng GTSX trong nông lâm thủy sản % 19,4 0,9 4,9 4 Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 2.100 566

4.2.1.1. Giải pháp về hạ tầng

Đẩy mạnh phát triển nông thôn với việc tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch, với các nội dung chủ yếu thực hiện sau:

Về thủy lợi:

- Đầu tư hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa mạng lưới kênh mương, bờ bao chống lũ để đảm bảo cho sản xuất, kết hợp nạo vét kênh mương theo định kì. Hoàn chỉnh hệ thống các công trình đầu mối kiểm soát lũ.

- Công tác quy hoạch mạng lưới thủy lợi phải được tiến hành song song với quy hoạch phát triển nông nghiệp nhằm tạo sự đồng bộ trong việc tưới, tiêu, đồng thời tạo ra môi trường mặt nước cho nuôi trồng thủy sản. Huy động mọi nguồn lực trong việc xây dựng công trình thủy lợi theo phương châm “Nhà nước nhân dân cùng làm”, khuyến khích các cá nhân tham gia hoặc tự bỏ vốn xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, phát triển thủy lợi nội đồng trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh.

Về giao thông:

- Đầu tư nâng cấp cải tạo mạng lưới giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế nói chung và nông, lâm, thủy sản nói riêng. Củng cố nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn cả đường bộ, đường thủy, đảm bảo lưu thông thuận lợi. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

119

Tiếp tục đầu tư các tuyến truyền tải điện về khu vực nông thôn, xây dựng mạng lưới phân phối và phụ tải, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và điện khí hóa nông nghiệp. Hoàn thiện và hiện đại hóa ngành công nghệ thông tin liên lạc, phát triển mạng lưới thông tin kinh tế kỹ thuật, tạo điều kiện nhà sản xuất nông - lâm - thủy sản nhanh chóng tiếp cận thị trường và tiến bộ khoa học.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Tăng cường đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và giá trị nông sản. Đẩy mạnh quá trình cơ giới hóa sản xuất trong hoa màu và cây công nghiệp, xây dựng các mô hình cơ giới hóa rau màu thí điểm, tiến tới nhân rộng đại trà ở các vùng sản xuất tập trung. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, tạo thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị nông sản, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)