Giải pháp về thị trường: Tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm sản chủ lực, đặc biệt là cây tràm Gắn chặt lâm sản với chế biến nhằm tạo ra

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 136 - 138)

phẩm lâm sản chủ lực, đặc biệt là cây tràm. Gắn chặt lâm sản với chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, bước đầu mở rộng ra thị trường ngoài nước thông qua hệ thống doanh nghiệp.

4.3. Tiểu kết chƣơng 4

Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng, những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển cũng như căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh và xu thế vận động của khu vực và thế giới. Đó là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp An Giang. Do vậy, trong quá trình phát triển, cần phải vận dụng một cách hợp lí và đồng bộ hệ thống các giải pháp để thúc đẩy nông - lâm thủy sản phát triển ổn định và bền vững trong bối cảnh mới.

127

PHẦN KẾT LUẬN

I. Kết luận

Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp của tỉnh An Giang cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của vùng ĐBSCL và VKTTĐ vùng ĐBSCL. Dựa trên lợi thế so sánh, nền nông nghiệp An Giang đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, với sự chuyển dịch phù hợp, đảm bảo quan trọng an ninh lương thực chung của nước nhà.

Nghiên cứu nguồn lực và thực trạng phát triển nông - lâm - thủy sản ở An Giang, tác giả nhận thấy:

1. An Giang có tổ hợp các điều kiện thuận lợi về cả tự nhiên và kinh tế xã hội cho sự phát triển của nông - lâm - thủy sản. Về tự nhiên, hệ thống đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm, khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt ẩm phong phú cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt rất phù hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp quy mô lớn với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Về kinh tế xã hội, nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động ngày càng nâng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất từng bước hoàn thiện cùng với hệ thống chính sách toàn diện là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

2. Sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt nhiều thành tựu to lớn và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Các chỉ số về sản xuất ở hầu hết các ngành đều có sự tăng trưởng khá và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nổi bật là sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Cây lúa và con cá trở thành sản phẩm chủ lực của nền kinh tế tỉnh, với sự tăng trưởng nhanh và khá ổn định, góp phần đưa An Giang trở thành một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển của nền nông nghiệp của tỉnh góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển ổn định nông nghiệp của vùng ĐBSCL và cả nước, đặc biệt có ý nghĩa với sự ra đời của VKTTĐ vùng ĐBSCL - vùng kinh tế động lực của vùng ĐBSCL và cả nước.

128

3. Cơ cấu nông - lâm - thủy sản có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp: giảm dần tỉ trọng nông, lâm, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Sự phân bố ngành nông - lâm - thủy sản ngày càng hợp lí theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng tiểu vùng. Việc bước đầu xây dựng các vùng chuyên canh với các sản phẩm chuyên môn hóa góp phần quan trọng đưa sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khá đa dạng và ngày càng được áp dụng hiệu quả.

4. Bên cạnh những thành tựu, sản xuất nông - lâm - thủy sản còn đối mặt với nhiều khó khăn: biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng tác động ngày càng sâu rộng, thiếu nước vào mùa mưa, ngập úng vào mùa mưa, diện tích đất mặn phèn mở rộng, đất hoang hóa còn nhiều, trình độ lao động nông nghiệp nhìn chung còn thấp, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, thị trường tiêu thụ biến động, sản xuất còn mang tính tự phát, sự chuyển dịch nhìn chung còn chậm... đã đặt ra cho sản xuất nông nghiệp nhiều thách thức cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 136 - 138)