Trong sản xuất trồng trọt, cây công nghiệp không phải là thế mạnh nổi trội của tỉnh. Với hệ thống đất phù sa bồi đắp hàng năm không phù hợp với sự phát triển của các loại cây công nghiệp lâu năm. Cây công nghiệp hàng năm cũng không nhiều, chỉ có một số loại chủ yếu: cây đậu nành, cây mía và lạc.
- Cây công nghiệp hàng năm
Diện tích, sản lượng cây công nghiệp hàng năm tăng trưởng không ổn định (tăng 1.167 ha trong giai đoạn 2000 - 2005, nhưng giảm mạnh -1.625 ha từ 2005 - 2010). Sản lượng cây công nghiệp hàng năm vì thế cũng biến động bất thường. Nguyên nhân chính là do sản xuất còn bị phụ thuộc lớn vào diễn biến lũ hàng năm. Ngoài ra còn do sự thiếu ổn định của thị trường và tình trạng manh mún, thiếu quy hoạch trong sản xuất cây công nghiệp hàng năm. Việc phát triển mang tính chất tự phát của các hộ gia đình cũng góp phần thúc đẩy sự biến động về cây công nghiệp trong những năm gần đây.
Bảng 3.18: Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm giai đoạn 2000 - 2010
Hạng mục
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Tăng (+), giảm (- ) diện tích Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng 2005/ 2000 2010/ 2005 Tổng 3.222 1139.7 4.389 581.96 2.764 348.44 1.167 -1.625 1. Đậu nành 2.279 5.767 2.521 6.765 440 1.232 0.242 -6.325 2. Đậu phộng 469 951 542 1.152 656 2.239 73 114 3. Mè 70 67 917 1.187 1.414 1.768 847 497 4. Mía 348 15.963 181 9.583 97 5.203 -167 -84 5. Thuốc lá 33 63 57 116 95 208 24 38 6. Đay 23 37 167 444 58 128 144 -109 7. Bông - 4 3 4 2 4 0
[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2005, 2010]
GTSX cây công nghiệp hàng năm đạt 153.309 triệu đồng. GTSX/ha đất gieo trồng đạt 55,46 triệu đồng.
75
+ Cây đậu nành
Là cây truyền thống có diện tích gieo trồng luôn chiếm tỉ trọng lớn trong nhóm cây công nghiệp hàng năm, được trồng xen canh với lúa trên đất phù sa của vùng sông Tiền sông Hậu. Tuy nhiên, do hiệu quả kinh tế thấp, trong giai đoạn 2000 - 2010, cây đậu nành có xu hướng giảm mạnh về diện tích, chỉ đạt 440 ha (2010), giảm 5,17 lần so với năm 2000. Năng suất cây đậu nành còn thấp, chỉ đạt 28 tạ/ha và tăng không đáng kể so với năm 2000 (25,3 tạ/ha). Diện tích giảm, năng suất thấp làm cho sản lượng diễn biến theo hướng giảm mạnh trong thời gian trên (giảm 4,67 lần). Diện tích và sản lượng cây đậu nành cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ của ĐBSCL. Các huyện có diện tích đậu tương lớn nhất là huyện An Phú (187 ha) và Châu Phú (148 ha).
GTSX của cây đậu nành năm 2010 đạt 18.138 triệu đồng. GTSX/ha diện tích đất gieo trồng là 41,2 triệu/ha.
+ Cây mè
Mè là một trong những cây công nghiệp chủ yếu của tỉnh (51% diện tích cây công nghiệp), có xu hướng tăng đột biến về cả diện tích và sản lượng trong giai đoạn 2000 – 2010 (Diện tích tăng 20,2 lần, sản lượng mè tăng 26,3 lần). Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ngày càng tăng đã thúc đẩy năng suất cây mè tăng nhanh, đạt 12,5 tạ/ha năm 2010, tăng 1,3 lần so với năm 2000 (9,6 tạ/ha). Sự gia tăng của năng suất cây mè phần lớn do việc ứng dụng các giống mè chất lượng cao. Hiện nay, mè đang được tập trung phát triển theo vùng, nhưng hiệu quả chưa đáng kể do chịu tác động của yếu tố thị trường và mối liên kết giữa sản xuất với công nghiệp chế biến còn yếu. GTSX cây mè đạt 69.394 triệu. GTSX/ha đất gieo trồng đạt triệu đồng 49,07 triệu.
+ Cây lạc (đậu phộng)
Cây lạc đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng trong số các cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh. Từ năm 2000, diện tích cây lạc có xu hướng tăng lên nhưng không
76
ổn định. Sản lượng cây lạc cũng tăng nhanh, đạt 2239 tấn năm 2010, tăng 2,35 lần. Cây lạc có thể trồng xen canh với cây lúa và có giá trị kinh tế khá cao. Cây lạc được trồng chủ yếu ở An Phú (278,7 ha - chiếm 42,4% diện tích toàn tỉnh) và Tịnh Biên (176 ha – chiếm 26,8% diện tích toàn tỉnh). GTSX đạt 55.509 triệu đồng. GTSX/ha đất gieo trồng đạt 84,6 triệu đồng.
+ Các loại cây khác
Ngoài các cây trồng trên, An Giang còn trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày khác như mía, thuốc lá, đay, bông vải… nhưng diện tích hạn chế. Các cây trồng này nhìn chung có xu hướng tăng cả về diện tích và sản lượng nhưng không ổn định, mức tăng thấp qua các năm. Một số loại cây trồng có năng suất thấp và giá trị kinh tế không cao được chuyển đổi sang trồng đậu tương và mè.