Tài nguyên khí hậu

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 50 - 52)

- Đồng bằng ven núi: gồ m2 kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá,

2.2.3. Tài nguyên khí hậu

An Giang mang những đặc điểm chung của khí hậu vùng ĐBSCL với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt qua các yếu tố:

41

Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng lượng nhiệt trong năm là 10.0000C. Số giờ nắng trung bình trong năm đạt 2500 giờ. Nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định, từ 260-280C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất từ 350 - 360C rơi vào tháng 4 - 5, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 20 – 210C vào tháng 12 và tháng 1.

Biểu đồ 2.1: Nhiệt độ, lượng mưa trung bình các tháng năm 2010

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2010]

Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Chế độ gió được đặc trưng bởi tác động luân phiên của hệ thống hoàn lưu gió mùa nên rất ổn định. Trong mùa khô thịnh hành gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết trong sáng, ít mưa, chỉ chiếm 10% lượng mưa của cả năm. Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang khối khí biển nhiệt đới và xích đạo, lượng ẩm dồi dào, mưa nhiều, chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, tập trung cao nhất vào tháng 7, 8, 9, 10. Vào mùa giao thoa của hai hệ thống gió mùa, có sự xuất hiện của gió Chướng với tốc độ tương đối mạnh, trung bình đạt 3m/s. Tốc độ gió mùa hè lớn hơn tốc độ gió mùa đông. Với đặc điểm nằm sâu trong đất liền nên An Giang ít chịu ảnh hưởng của gió bão.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 24 25 26 27 28 29 30 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa Nhiệt độ

42

Độ ẩm trung bình khoảng 81,2%. Khoảng thời gian có độ ẩm thấp nhất thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau, mùa có độ ẩm thấp trùng với mùa khô đạt 78,8%. Mùa mưa ẩm ướt hơn, độ ẩm trung bình vào tháng mùa mưa là 83%.

Nói chung, với nền nhiệt cao đều trong năm, ánh sáng dồi dào và không có bão, điều kiện khí hậu ở An Giang rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng một cách rộng rãi theo không gian và thời gian, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)