78
Đàn bò phát triển liên tục với tốc độ cao, tăng từ 37,3 nghìn con (2000) lên đến 75,3 nghìn con (2010), đứng thứ 4 ĐBSCL về số lượng đàn bò (sau Bến Tre, Trà Vinh và Long An). An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thực hiện chương trình đẩy mạnh phát triển đàn bò theo hai hướng: - Ưu tiên sind hóa đàn bò hiện có để tạo đàn cái nền làm tiền đề cho lai tạo phát triển đàn bò sữa cũng như nâng cao thể trọng và chất lượng đàn bò thịt. - Từ năm 2000 trở lại đây, tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa trên cơ sở vừa lai tạo đàn bò nền tại chỗ, vừa nhập nội bò sữa ngoại thuần.
Bảng 3.19: Số lượng đàn gia súc phân theo huyện, thị xã, thành phố tỉnh An Giang giai đoạn 2000 – 2010 (Đơn vị: Nghìn con)
2000 2010 Trâu Bò Lợn Trâu Bò Lợn Tổng số 3.199 37.342 186.05 5.683 75.317 170.768 Tp. Long Xuyên 48 468 12.312 121 750 17.791 Thị xã Châu Đốc 200 226 6.509 346 939 3.009 H. An Phú 805 362 5.935 1.085 1.062 7.302 Thị xã Tân Châu 371 474 9.593 932 2.417 13.463 H. Phú Tân 383 508 37.171 505 2.241 35.791 H. Châu Phú 97 1.299 16.945 184 5.468 6.99 H. Tịnh Biên 329 13.866 9.715 757 20.177 6.137 H. Tri Tôn 641 16.24 8.233 725 22.09 13.108 H. Châu Thành 150 1.046 13.756 333 2.775 13.211 H. Chợ Mới 29 2.385 33.468 195 16.259 23.55 H. Thoại Sơn 146 468 32.395 509 1.139 30.416
[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2010]
Bên cạnh chủ trương hỗ trợ vốn khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi bò thông qua các chương trình quốc gia, tỉnh còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư ở quy mô lớn, hướng các trang trại chuyển sang nuôi bò hàng hoá qui mô công nghiệp, nhất là bò giống sinh sản để tạo nguồn giống ổn định cho hướng phát triển đàn bò trong tỉnh. An Giang cũng triển khai "Chương trình cải tạo đàn bò" trên 10 năm, đồng thời có chính sách hỗ trợ sản xuất để thực hiện lai tạo ra giống bò thế hệ sau có sức tăng trọng nhanh bình quân trên 0,5 kg/ngày, cao gấp 1,5 lần so với bò lai
79
sind hiện nay. Hiện nay, đàn bò tập trung đông nhất ở huyện Tri Tôn (22.090 con năm 2010 - chiếm 29,3% đàn trâu cả tỉnh) và huyện Tịnh Biên (20.177 con năm 2010 - chiếm 26,7% đàn bò của tỉnh).
+ Chăn nuôi trâu
Trong giai đoạn 2000 – 2010, đàn trâu của vùng có số lượng nhỏ nhưng xu hướng tăng khá nhanh (tăng 2584 con), chủ yếu do sự gia tăng của số trâu cày kéo. Điều này được lí giải bởi dù quá trình cơ giới hóa tăng, tuy nhiên sự hỗ trợ của máy móc còn hạn chế ở một số địa phương. Mặt khác, trong vài năm gần đây, cùng với đàn bò, xu hướng phát triển đàn trâu thịt ngày càng mở rộng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao số lượng đàn trâu. Các huyện nuôi nhiều trâu nhất là An Phú (1085 con), Tri Tôn (725 con) và Tịnh Biên (757 con).
+ Chăn nuôi lợn
Quy mô số lượng đàn lợn của tỉnh biến động trong giai đoạn 2000 – 2010 (Bảng 3.19). Sự biến động của đàn lợn xuất phát từ ảnh hưởng của các loại dịch bệnh mới phát sinh trong toàn quốc và vùng (dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng, sử dụng hóa chất tăng trọng…). Mặc dù vậy, sản lượng thịt lợn xuất chuồng vẫn tăng lên nhờ việc sử dụng các loại giống mới, năng suất cao.
Phương thức chăn nuôi cũng có nhiều thay đổi, chuyển từ hình thức hộ gia đình sang hình thức trang trại. Giống và thức ăn cũng được chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Thức ăn công nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gia súc. Hiện nay trên toàn tỉnh có nhiều trang trại chăn nuôi lợn, trong đó có các trang trại chăn nuôi lợn nái. Đàn lợn được nuôi ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất tại huyện Phú Tân (35.791 con) và huyện Thoại Sơn (30.416 con).
80
Biểu đồ 3.5: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tỉnh An Giang năm 2000 – 2010 (tấn)
[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2010]