Nguồn lao động

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 55 - 57)

- Đồng bằng ven núi: gồ m2 kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá,

b.Nguồn lao động

Hiện nay, cả nước nói chung và An Giang nói riêng đang ở vào thời kỳ dân số vàng với tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao. Số người đang bước vào độ tuổi lao động cũng tăng nhanh. Dân số dưới 15 tuổi chiếm 24,3%, là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh. Đây là một lợi thế nhưng cũng là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm.

Về chất lượng nguồn nhân lực: số lượng lao động được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn hạn chế. Năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh chỉ đạt 34%. Lao động giản đơn làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội ở An Giang chiếm 40,2%, tương đương con số của cả nước [20].

Có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực thành thị và nông thôn về cơ cấu nghề của lao động có việc làm: ở nhóm nghề giản đơn, khu vực nông thôn chiếm 45,9% so với

46

24,2% của thành thị; ở nhóm nghề dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng, khu vực thành thị chiếm 30,8% so với 14,3% của nông thôn. Ở thành thị, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao như nhà lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung, nhân viên... cao gấp 3,3 lần ở nông thôn.

Như vậy, nguồn nhân lực trẻ và dồi dào sẵn sàng cung ứng lao động cho các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế về trình độ đặt ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng các yêu cầu của các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của tỉnh.

Nguồn lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I và tăng tỉ trong khu vực II và III. Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn thu hút nhiều lao động nhất, tuy tỉ trọng đã giảm từ 60,3% năm 2007 xuống còn 58,0% vào năm 2010 [2] (tỉ lệ của cả nước là 48,2%). Ngược lại, tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Xu hướng chuyển dịch lao động sang khu vực dịch vụ - công nghiệp là phù hợp với sự mở rộng không ngừng của các lĩnh vực này trong những năm gần đây.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế 2000 - 2010 (%)

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2010]

76.7 7.1 7.1 16.2 58 11.7 30.3 Năm 2010 Năm 2000 Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - Xây dựng

47

Để nâng cao trình độ cho nguồn lao động, tỉnh đã tập trung đầu tư thực hiện chính sách ưu đã khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở dạy nghề. Trong giai đoạn 2000 - 2010, số lao động thông qua đào tạo tập huấn kỹ thuật trên 147 nghìn người, bình quân 1 năm có trên 21 nghìn lao động qua đào tạo, trong đó đào tào nghề thường xuyên cho 139 nghìn lao động, đào tạo tập huấn kỹ thuật trong chương trình 135 26,5 nghìn lao động. Tổng vốn thực hiện là 16,3 tỉ đồng [51]. Kết quả, tỉ lệ lao động được đào tạo tăng lên từ 20,95% (2006) lên 34% (2010) góp phần quan trọng trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh trong giai đoạn trước mắt.

2.3.2. Cơ sở hạ tầng

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của tỉnh tương đối hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 55 - 57)