Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 53 - 54)

- Đồng bằng ven núi: gồ m2 kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá,

2.2.5. Tài nguyên sinh vật

An Giang có nguồn tài nguyên thực vật và động vật phong phú, đặc trưng là thảm thực vật đất ngập nước, bưng trũng.

An Giang có tổng diện tích rừng đã trồng là 13.112 ha, tập trung hầu hết ở hai vùng Tịnh Biên và Tri Tôn. Trong giai đoạn 1998 - 2010, nhờ thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, diện tích rừng đã tăng nhanh. Thảm thực vật tự nhiên thuộc rừng kín nửa rụng lá, phong phú về chủng loại, với trên 583 ha và 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, bao gồm các loài cây mộc nhanh như: keo lá tràm, keo tai tượng, tràm, bạch đàn. Động vật rừng cũng khá là phong phú. Rừng tràm Trà Sư hiện có 62 loài chim, cò, diệc, trích, sến...với số lượng lớn. Các khu rừng tràm ngập nước là môi

44

trường sống tốt của các loài cá, rắn, rùa ... Rừng tại vùng đồi núi có các loài động vật như heo rừng, khỉ, chồn, nhím, sóc và các loài chim cò.

Nhờ hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, An Giang có nguồn lợi thủy sản phong phú với các loại thủy sản đặc trưng như cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh, lươn… Các loài thủy sản mặc dù có trữ lượng còn hạn chế nhưng lại đa dạng về chủng loại, cộng với lợi thế diện tích mặt nước lớn của tỉnh, nên có thể khai thác được quanh năm.

Tài nguyên sinh vật góp phần không nhỏ trong việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng như đảm bảo các điều kiện sinh thái cho sự phát triển ổn định của nông - lâm - thủy sản trong bối cảnh sự biến đổi của khí hậu mang tính toàn cầu.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)