Vị trí ngành nông nghiệp trong cơcấu kinh tế tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 63 - 64)

- Giao thông

3.1.Vị trí ngành nông nghiệp trong cơcấu kinh tế tỉnh An Giang

Nông - lâm - thủy sản là ngành có vai trò quan trọng, chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

- Về giá trị GDP

Giá trị GDP khu vực nông - lâm - thủy sản có sự tăng trưởng nhanh trong thời kỳ 2000 - 2010, tăng 4,8 lần (36.061 triệu đồng) trong vòng 10 năm.

Bảng 3.1: GDP và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế 2000 – 2010 (giá thực tế)

Năm Tổng số (triệu đồng) Cơ cấu% Nông - lâm - thủy sản Công nghi ệp - xây dựng D ịch vụ 2000 9.472,1 41,57 11,17 47,26 2003 13.233,9 38,93 12,45 48,63 2005 18.647,7 38,46 12,27 49,27 2007 27.215,4 35,29 12,37 52,34 2009 39.497,1 35,51 12,31 52,18 2010 45.533,1 33,46 12,82 53,72 Tăng (+), giảm (-) 2010/2000 36.061 - 8,11 1,65 6,46

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang 2010] - Về tốc độ tăng trưởng GDP

Khu vực nông - lâm - thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 1995 - 2000 đạt 1,96% và tăng lên 4,4%/năm giai đoạn 2000 - 2010 (so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế là 9,6%, khu vực công nghiệp: 12,9%; dịch vụ: 13,5%). Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông - lâm - thủy sản của tỉnh cao hơn cả nước (3,6%) nhưng thấp khi đối sánh với VKTTĐ vùng ĐBSCL (tăng 5,6% trong giai đoạn 2006 – 2010).

54

- Về tỉ trọng nông - lâm - thủy sản trong tổng GDP của toàn nền kinh tế

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang theo hướng phi nông nghiệp được phản ánh rõ hơn qua sự thay đổi tỉ trọng nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Do tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất thấp hơn so với KV II và III, tỉ trọng nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế (từ 41,6% năm 2000 xuống 33,5% năm 2010) nhưng vẫn cho thấy vị trí quan trọng trong hệ thống nền kinh tế tỉnh nhà (chiếm hơn 1/3 tỉ trọng GDP nền kinh tế).

- Về cơ cấu lao động

Khu vực nông - lâm - thủy sản thu hút lực lượng lao động lớn của nền kinh tế, với 60,2% (2007) và 58% (2010) lực lượng lao động. Đây vẫn là khu vực kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Lực lượng lao động trong nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp ngày càng được tiếp cận với tri thức sản xuất tiên tiến, nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Về năng suất lao động

Năng suất lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản có xu hướng tăng, song giá trị còn thấp so với công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năng suất lao động nông nghiệp tăng 4,2 lần trong giai đoạn 2000 - 2010 (từ 5,2 triệu đồng/lao động/năm năm 2000 lên 22 triệu đồng/lao động/năm năm 2010, trong khi công nghiệp - xây dựng đạt 66,4 triệu đồng/lao động/năm và dịch vụ đạt 40,7 triệu đồng/lao động/năm).

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 63 - 64)