Vùng chuyên canh tập trung

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 110 - 111)

- Rừng sản xuất: An Giang là tỉnh đồng bằng, có diện tích rừng tập trung nhỏ chủ yếu do tổ chức, cá nhân tự đầu tư trồng rừng, nên công tác trồng cây lâm nghiệp

1. Trồng rừng tập trung (ha) 1,533 838 998.22 695 160

3.2.5.4. Vùng chuyên canh tập trung

Phân loại Năm 2001 Năm 2005 Năm 2007 Tỉ lệ tăng 2005/2001 Tỉ lệ tăng 2007/2005 Mạnh 5,6 18,7 22,3 13,1 3,6 Khá 9,0 26,4 36,5 17,4 10,1 Trung bình 56,2 40,6 31,8 -15,6 -8,8 Yếu kém 29,2 14,3 9,4 -14,9 -4,9

101

Nhằm khai thác lợi thế của từng vùng, phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, có thị trường xuất khẩu ổn định và có nhu cầu lớn về nguyên liệu thay thế nhập khẩu, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và nông hộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh được chia thành 3 vùng với hướng chuyển đổi như sau:

- Tiểu vùng 1: Vùng cù lao và Tứ giác Long xuyên ven sông Hậu: Bao gồm 4 huyện cù lao, 2/3 thị xã Châu Đốc, 1/2 huyện Châu Phú, Châu Thành và thành phố 4 huyện cù lao, 2/3 thị xã Châu Đốc, 1/2 huyện Châu Phú, Châu Thành và thành phố Long Xuyên, 2/5 huyện Thoại Sơn với tổng diện tích khoảng 170 ngàn ha (chiếm 50% DTTN). Đây là vùng đông dân cư (mật độ dân số 900-1000 người/km2), tập trung hầu hết các cơ sở công nghiệp chế biến, giao thông khá phát triển, nguồn nước ngọt dồi dào, chủ yếu là đất phù sa được bồi, chịu ảnh hưởng lũ sông là chính, mức ngập sâu, trên 60% diện tích đã có đê bao chống lũ cả năm và một phần diện tích có khả năng tưới tiêu tự chảy nhờ triều. Nhờ vậy mà xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi diễn ra khá mạnh theo hướng: từ hai vụ lúa lên 3 vụ lúa, 2 lúa -1 màu, 1 lúa - 2 màu (chân ruộng 3 vụ), 1 lúa - 1 màu (chân ruộng 2 vụ); chuyên canh 3 - 4 vụ rau. Sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: Cây lương thực (lúa, ngô), cây thực phẩm (đậu và rau vành đai), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu vừng, mía, thuốc lá..), cây ăn trái và các cây dài ngày khác (tập trung quy mô nhỏ ở ven trục lộ và khu thổ cư). Về chăn nuôi và thủy sản: mô hình nuôi tôm, cá chân ruộng… Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng nảy sinh những khó khăn như: xuất hiện sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh vàng lá cam quýt, giá hoa màu biến động, chi phí sản xuất cho rau màu thường cao hơn sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 110 - 111)