- Rừng sản xuất: An Giang là tỉnh đồng bằng, có diện tích rừng tập trung nhỏ chủ yếu do tổ chức, cá nhân tự đầu tư trồng rừng, nên công tác trồng cây lâm nghiệp
1. Trồng rừng tập trung (ha) 1,533 838 998.22 695 160
3.2.5.3. Hợp tác xã nông nghiệp
HTXNN ở tỉnh An Giang phần lớn mới thành lập từ sau khi có luật HTX 1996 trở lại đây, với hình thức đầu tiên là tổ nông dân hay tổ hợp tác sản xuất, sau đó dần dần mở rộng quy mô và trở thành các HTXNN. Nhìn chung, sau khi Luật Hợp Tác Xã ra đời (26/11/2003), HTXNN có sự chuyển biến về cả số lượng và chất lượng. Năm 2010, toàn tỉnh có 101 hợp tác xã, tăng 15 HTX so với năm 2000. Các HTXNN đang có xu hướng đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, các HTXNN hoạt động từ 4 dịch vụ trở lên chiếm tỉ lệ rất ít nhưng có dấu hiệu tăng. Tỉ lệ các HTXNN hoạt động trên 4 dịch vụ năm 2010 tăng 5,2% so với năm 2005.
Hoạt động của hợp tác xã ngày càng thu hút được nhiều thành viên tham gia. Năm 2010, số lượng hội viên trong hợp tác xã đạt 9.100 (tăng 457 xã viên so với năm 2005, bình quân 90 xã viên/trang trại), số lao động trong hợp tác xã đạt 1.203 người. Nguồn vốn hoạt động của các HTXNN năm 2010 là 151,83 tỉ đồng, tăng lên thêm 131% so với năm 2005. Sự tăng vốn này là do các HTXNN hoạt động có lãi và tích lũy hằng năm. Về hiệu quả, hoạt động của hợp tác xã có phần khởi sắc, tuy chưa thực sự ổn định.
100
Bảng 3.28: Phân loại HTX ở An Giang qua các năm (Đơn vị: %)
[Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang 2008]
Sự phát triển của các hợp tác xã đã có tác động tích cực đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Vai trò của hợp tác xã thể hiện qua việc thực hiện các chương trình sản xuất nông - lâm - thủy sản: cơ giới hóa nông nghiệp, hợp tác xã xuất khẩu, các hợp tác xã sản xuất lúa chất lượng cao. Là tỉnh nông nghiệp, các HTX nông nghiệp ở An Giang có vai trò nòng cốt trong việc sản xuất đúng lịch thời vụ, vận động chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, cánh đồng mẫu thí điểm, mức thu dịch vụ thấp hơn so với khu vực bên ngoài HTX, làm lợi cho xã viên, giải quyết việc làm cho 4.000 lao động... Các hợp tác xã tiêu biểu của tỉnh là HTX Định Thuận, Long Bình (Chợ Mới), Phú Thạnh (Phú Tân), Thành Lợi (Châu Phú), Tân Hậu A1 (Tân Châu), Thuận Điền (Tri Tôn).
Ngoài ra, An Giang còn thực hiện mô hình thí điểm Liên hiệp HTX nông nghiệp, 896 tổ hợp tác với 31.658 tổ viên và 279 câu lạc bộ nông dân có 11.764 thành viên, 15 câu lạc bộ nông dân, 1 câu lạc bộ trợ giúp pháp luật cho người dân Khmer, 1 câu lạc bộ doanh nhân nông thôn với 55 thành viên và hiện đã phát triển được 13 cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp [24], hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho các thành viên, đồng thời tổ chức xúc tiến thương mại trong việc tiêu thụ lúa hàng hóa và lúa giống, tạo nên chuỗi tiêu thụ trực tiếp, hạn chế khâu trung gian trong tiêu thụ nông sản.