Tài nguyên nước Nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 52 - 53)

- Đồng bằng ven núi: gồ m2 kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá,

2.2.4. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt

- Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt rất phong phú nhờ hệ thống sông ngòi, kênh rạch phát triển. An Giang nằm ở vị trí hạ lưu của sông Mekong, với các hệ thống sông lớn chảy qua, nhiều kênh rạch tự nhiên và kênh đào tạo nên mạng lưới thủy văn với mật độ 0,72 km/km2, chỉ số cao nhất trong vùng ĐBSCL.

Sông Mê kông khi chảy vào Việt Nam chia thành hai nhánh chính là sông Tiền, sông Hậu.

Sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đi qua địa giới An Giang dài 87km và chảy qua các huyện Tân Châu, An Phú, Chợ Mới. Sông Hậu chảy song song với sông Tiền qua TX. Châu Đốc và các huyện Châu Phú, Châu Thành, TP. Long Xuyên với chiều dài qua An Giang khoảng 101 km. Lưu lượng trung bình của sông Tiền và sông Hậu đạt 14.000 m3/s, còn về mùa lũ thì cao hơn, đạt 24.000 m3/s. Ngoài ra, còn có sông Vàm Nao nối liền giữa sông Tiền và sông Hậu với chiều dài 7 km có tác dụng làm cân bằng dòng chảy.

Hệ thống kênh rạch trong tỉnh với 280 tuyến sông rạch, 21 kênh đào, cùng hệ thống hồ tự nhiên có tổng chiều dài hơn 5.500 km, với mật độ 1,6 km/km2

43

nguồn nước phong phú của sông Tiền và sông Hậu, chất lượng nước tốt phục vụ cho tưới tiêu, sản xuất, phục vụ cho sinh hoạt và vận tải đường thủy.

Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông và ảnh hưởng của thủy triều. Sông Cửu Long hàng năm vẫn nhận được con nước lũ kéo dài, khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ với mức nước phổ biến từ 1 đến 2,5 m, thời gian ngập lũ từ 2,5 đến 5 tháng, thường là từ 15/8 tới 20/12. Bên cạnh một số rủi ro thì mùa nước nổi cũng mang lại không ít lợi nhuận trong phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đối với việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tuy nhiên, chế độ thủy văn cũng đã tác động không nhỏ đến khả năng ngập mặn cũng như gây ảnh hưởng cho sự phát triển của nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

-Nguồn nước ngầm

Kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy trữ lượng nguồn nước ngầm khá dồi dào ở cả 3 tiểu vùng và có thể khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Thời gian qua, nước ngầm được khai thác sử dụng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp (giếng khoan, nước khoáng...), tuy nhiên chưa đáng kể so tiềm năng và nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 52 - 53)