Khái quát thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 36 - 38)

- Kim ngạch xuất khẩu nông sản

1.2.1.Khái quát thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

1.2.1.1. Những thành tựu

a. Nông nghiệp nước ta phát triển tương đối ổn định và vững chắc, đặc biệt là sau Đổi mới

Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp dao động ở mức hàng năm 3% - 5%. Tổng sản phẩm trong nước của nông nghiệp từ sau Đổi mới đến nay tăng vững chắc (về giá trị tuyệt đối), trong khi đó tỉ trọng của nó so với GDP cả nước lại liên tục giảm. Điều này thể hiện sự phát triển phù hợp theo xu thế chung của nền kinh tế.

Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước của nông – lâm – ngư nghiệp và tỉ trọng so với GDP cả nước Năm GDP (T đng) % trong GDP của cả nước Tốc độ tăng trưởng GDP (%) Toàn bộ nền kinh tế Nông nghiệp 2000 108.356 24,5 6,8 4,6 2005 175.984 21,0 8,4 4,0 2007 232.586 20,3 8,5 3,8 2008 329.886 22,2 6,3 4,1 2009 346.786 21,0 5,3 1,8 2010 407.647 20,6 6,8 2,8

[Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 và 2010]

- Sản lượng lương thực tăng về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ song song với chú trọng nâng cao giá trị hàng hóa. Đến năm 2010, sản lượng lương thực cả nước đạt 44,6 triệu tấn, nâng mức lương thực bình quân đầu

27

người lên 513 kg/người, cao hơn 1,15 lần so với năm 2000 (444kg/người) [39]. Đây là cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong thời gian tới.

- Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Do nhu cầu của thị trường, nhất là sau đổi mới, ngành chăn nuôi đã tăng một cách vững chắc. Tốc độ tăng trưởng đạt con số dương về GTSX. Năm 2010 tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi đạt 6,7%.

Chăn nuôi gia súc lớn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Số lượng đàn trâu đạt 2,923 triệu con (2010), tăng gần 16 nghìn con so với năm 2000. Chăn nuôi bò phát triển ổn định qua các năm. Số lượng đàn bò tăng từ 4,1 triệu con (2000) lên 5,92 triệu con năm 2010. Chăn nuôi lợn đạt mức tăng trưởng cao. Tổng đàn lợn năm 2010 đạt 27,3 triệu con [39].

- Ngành lâm nghiệp ngày càng được chú trọng.

Rừng trồng có xu hướng ngày càng tăng rõ rệt. Số rừng này phong phú về loài, đa dạng về mục đích và có hiệu quả rõ rệt. GTSX lâm sản tăng từ 7.673,9 tỉ đồng (năm 2000) lên 18.244,9 (năm 2010). Tính đến năm 2010, cả nước có 252,5 nghìn ha rừng trồng tập trung, tăng 3,9 lần so với 2009. Độ che phủ rừng đã tăng lên từ 37% (2005) lên 39,1% (2009) và đạt 43% năm 2010 [39]. Đây là thành quả của công tác quản lí, bảo vệ, phát triển rừng, việc thực hiện 5 triệu ha rừng và giao đất khoán rừng đến từng hộ nông dân.

- Ngành thủy sản ngày càng thể hiện vai trò quan trọng và được chú trọng phát triển.

Với lợi thế sẵn có cùng chính sách phát triển thủy sản đáp ứng yêu cầu của thị trường, ngành thủy sản nước ta đã có những bước phát triển vững chắc. Sản lượng thủy sản liên tục tăng, đạt 5,1 triệu tấn (2010), tăng gấp 2 lần so với năm 2000[39]. Mặt khác, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng trưởng ở mức cao và ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu ngành thủy sản. So với năm 2000, đến năm 2010,

28

nuôi trồng thủy sản đã tăng tới 5,5 lần GTSX, 1,7 lần diện tích và 2,3 lần về sản lượng[39].

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 36 - 38)