Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 48 - 50)

- Đồng bằng ven núi: gồ m2 kiểu Deluvi (sườn tích) và phù sa cổ Đồng bằng ven núi kiểu Deluvi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá,

2.2.2.Tài nguyên đất

a. Các loại đất chính

Lãnh thổ An Giang được hình thành dựa trên kết quả của quá trình tác động đồng thời của biển và sông ngòi nên thổ nhưỡng của vùng rất đa dạng, gồm 6 nhóm đất chính với 37 loại khác nhau, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa, đất phù sa có phèn, đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ, đất phèn và các nhóm đất khác.

39

+ Đất phù sa: Có diện tích khoảng 156.507 ha, chiếm 45,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phân bố chủ yếu trên các cánh đồng thuộc vùng cù lao và dải đất ven sông Hậu trải dài từ Châu Đốc đến Long Xuyên. Đất trong vùng này được bồi tụ hàng năm, đất nhẹ, chủ yếu là cát pha đất thịt, có tầng canh tác dày trên 0,5 m, chứa nhiều chất hữu cơ, có độ pH thấp, rất thích hợp cho việc trồng lúa.

+ Đất phù sa có phèn: có 93.800 ha, chiếm 27,5 % diện tích, nằm trong khu vực tứ giác Long Xuyên. Tầng mặt là lớp phù sa mới có màu nâu tươi, gồm đất sét pha thịt giàu chất dinh dưỡng. Phía dưới là lớp sét xám, có độ ẩm cao, nghèo dinh dưỡng. Đất hơi chua, pH từ 4,7 - 5,5, được bồi tụ ít do ở xa sông. Nhóm đất này thích hợp cho trồng trọt và hiện đã được đưa vào canh tác hầu hết diện tích, chủ yếu là lúa, màu và các loại cây ngắn ngày.

+ Đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ: có diện tích khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% diện tích đất tự nhiên. Đất này phân bố chủ yếu ở những địa hình cao ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ còn lại ở Thoại Sơn. Đất có màu xám trắng, chặt, tầng mặt có chất hữu cơ và dinh dưỡng khá, nhưng tầng sét nghèo dinh dưỡng. Đất phát triển tại chỗ có thành phần cát pha sét, chủ yếu là cát xen ít bột và sét, độ pH từ 6 - 6,5, thành phần chất hữu cơ thấp, nghèo đạm và lân.

+ Đất phèn phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với Kiên Giang, thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần Châu Phú, với diện tích 30.126 ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên. Đất tích tụ chất phèn hoặc có tầng sinh phèn nông từ 0 - 50 cm và chứa hàm lượng hữu cơ cao (từ 4 - 21,8%). Bình thường tầng mặt đất có độ pHKcl = 4,5 - 4,6, các tầng dưới có thể xuống 2,2 - 2,9 với hàm lượng Al từ 10 - 13mg/100g. Đất thường phân bố ở địa hình trũng. Trên ¾ diện tích được cải tạo trồng lúa, khoai mì lấy bột. Phần còn lại được đưa vào trồng rừng đồng bằng rất phù hợp.

+ Nhóm đất bị xáo trộn : có diện tích 19.400 ha, đây chính là địa bàn đất xây dựng, đất khu dân cư mà thực chất là loại đất phù sa, đất phong hóa,...

40

+ Đất đồi núi và núi đá có gần 10 nghìn ha và tập trung chủ yếu ở vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên. Trên diện tích này đang có sự bào mòn, rửa trôi, trơ cát đá do phục hồi độ che phủ của rừng chưa kịp thời. Đất được sử dụng để phủ xanh cơ bản loại đất này bằng các loại cây mọc nhanh kết hợp cây rừng có giá trị kinh tế.

b. Cơ cấu sử dụng đất

Trong cơ cấu sử dụng đất năm 2010, 84,1% diện tích đất được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (297.489 ha), đất phi nông nghiệp chiếm 15,4%, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 0,5%, cho thấy vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh. Tỉ trọng đất nông nghiệp khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên nhưng hệ số diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của An Giang ở mức thấp nhất vùng ĐBSCL (0,14 ha/người), khả năng mở rộng diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh An Giang năm 2010 (Đơn vị:ha)

Diện tích năm 2010 So với năm 2000 Din tích năm 2000 Tăng (+), gim (-) Tổng diện tích 353.666,85 340.623,00 13.043,85 +Đất nông nghiệp 297.489,71 267.958,20 29.531,51 - Đất sản xuất nông nghiệp 279.349,06 255.465,20 23.883,86 - Đất lâm nghiệp có rừng 13.912,47 11.790,00 2.122,47 - Đất nuôi trồng thủy sản 4.019,02 703,00 3.316,02

+Đất phi nông nghiệp 54.413,28 59.309,80 - 4.896,52

+Đất chưa sử dụng 1.763,86 13.355,00 - 11.591,14

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2010]

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 48 - 50)