Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 115 - 116)

- Tiểu vùng 3: Vùng đồi núi Tứ giác Long xuyên: Bao gồm phần đồi núi của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với tổng diện tích tự nhiên 33 nghìn ha (chiếm 10%

4.1.1. Quan điểm phát triển

4.1.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế xã hội

Xuất phát từ tiềm năng, trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng như vị trí chiến lược của tỉnh đối với toàn vùng ĐBSCL và VKTTĐ vùng ĐBSCL trong bối cảnh mới, tỉnh An Giang đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 dựa trên hệ thống các quan điểm cơ bản sau:

- Xây dựng An Giang thành một địa bàn kinh tế mở, thông thương giữa các tỉnh trong vùng KTTĐ vùng ĐBSCL với Campuchia và các nước ASEAN khác. Tăng cường hội nhập chủ động và dựa vào hội nhập để phát triển. Tập trung phát hiện và nỗ lực ưu tiên khai thác các lợi thế sẵn có của tỉnh, trước hết là các sản phẩm chủ lực: luá gạo, thủy sản.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng của sự tăng trưởng.

- Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa xã hội, ưu tiên cao độ cho việc giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của khu vực vùng núi và vùng đồng bào dân tộc ít người.

4.1.1.2. Quan điểm phát triển nông - lâm - thủy sản

Cho đến năm 2020, ngành nông - lâm - thủy sản của tỉnh vẫn là nền tảng, là cơ sở để phát triển công nghiệp và dịch vụ. Do đó, phát triển nông - lâm - thủy sản phải theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động thương mại, đặc biệt là xuất khẩu nhằm tạo đà phát triển mạnh mẽ cho kinh tế nông

106

thôn nói riêng và cả tỉnh An Giang nói chung. Sự phát triển nông - lâm - thủy sản phải dựa trên quan điểm sau:

- Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thay thế các mặt hàng nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế với các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, có sự đa dạng cũng như giá thành dễ chấp nhận.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đồng thời gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, làm tăng nhanh thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

- Phát triển nông - lâm - thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lí giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của tỉnh. Khai thác thủy sản trên cơ sở cân đối với môi trường sinh thái, sản xuất bền vững và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Phát triển nông nghiệp gắn với các giải pháp ứng phó với suy giảm tài nguyên nước do biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các hoạt động sử dụng nước trên thượng lưu sông Mekong.

- Phát triển nông nghiệp trên cơ sở tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu vực nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và hệ thống giao thông nông thôn kết hợp với các cụm, tuyến dân cư an toàn trong mùa lũ theo phương châm nhà nước nhân dân cùng làm.

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 115 - 116)