Đối với ngành chăn nuô

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 133 - 135)

- Định hướng: Phát triển ngành thủy sản bền vững, đưa nghề cá của tỉnh hội nhập đầy đủ vào hệ thống kinh tế khu vực và quốc tế.

b. Đối với ngành chăn nuô

Với mục tiêu đưa chăn nuôi ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

- Về nguồn giống: Tiếp tục thực hiện các dự án “nâng cao chất lượng giống con nuôi bò lai Sind, heo hướng nạc” của tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2020; dự án “bò lai Sind, Zebu” , dự án “heo hướng nạc”. Hỗ trợ trong việc đầu tư con giống ông bà; đầu tư xây dựng Trung tâm chuyển giao giống vật nuôi của tỉnh.

- Đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi: Tận dụng nguồn phụ phẩm phong phú từ trồng trọt như bắp, thân lúa, đậu nành, đồng thời sử dụng thức ăn hỗn hợp nhằm thúc đẩy giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con giống. Không ngừng phát triển tập

124

đoàn thức ăn cho chăn nuôi. Khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn nhằm chủ động nguồn thức ăn.

- Thú y: Tăng cường kiểm dịch, giám sát việc vận chuyển mua bán gia súc gia cầm. Tăng cường thiết bị y tế cùng như đội ngũ cán bộ y tế nhằm chủ động ứng phó với dịch bệnh.

- Khuyến nông: Nâng cao công tác khuyến nông, đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi.

- Chuồng trại: Xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Áp dụng các quy trình chăn nuôi tiên tiến.

4.2.2.2. Giải pháp phát triển ngành thủy sản

a. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản

Về con giống: Thực hiện xã hội hóa sản xuất giống nhằm tạo ra lượng giống đủ cho cả tỉnh. Tiếp tục đầu tư và phát triển các trung tâm, trại giống trên cơ sở ứng dụng ngày càng sâu rộng khoa học công nghệ vào việc lai tạo giống. Tiếp tục thực hiện thay đổi đàn cá bố mẹ có chất lượng cho các cơ sở cá tra bột trong tỉnh, đồng thời hướng đến mục tiêu đạt chuẩn Global GAP cho các trung tâm lai tạo, sản xuất giống nhằm hướng đến việc tạo ra giống có chất lượng, đạt chuẩn quốc tế, hướng tới thúc đẩy xuất khẩu.

Giải pháp công nghệ và nhân lực: Ứng dụng công nghệ nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế như SQF 1000, Global Gap... nhằm tạo ra vùng nguyên liệu có chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Vận dụng rộng rãi các mô hình thủy sản có hàm lượng công nghệ cao, đạt hiệu quả kinh tế nổi bật như mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng, mô hình nuôi ếch, nuôi lươn trong bể lót bạt,...

125

- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng kịp thời nguồn thức ăn, đồng thời tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các loại nông phẩm.

- Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, quản lý chất lượng thủy sản nuôi trồng, để nâng cao năng lực chuyển giao, quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời kỳ hội nhập.

Giải pháp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống thoát nước, hồ cấp nước, hệ thống xử lí nước thải... để đảm bảo và nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản.

- Có chính sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực sản xuất nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong bối cảnh hội nhập và nhằm ứng phó với sự biến đổi của khí hậu mang tính toàn cầu.

Giải pháp về thị trường: Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng cao vai trò của Hiệp hội thủy sản và chi hội, gắn kết doanh nghiệp với người nuôi, có chính sách cụ thể trong việc bình ổn thị trường, chú trọng yếu tố hỗ trợ giá cả cho người sản xuất trong giai đoạn đầu.

b. Giải pháp phát triển ngành khai thác thủy sản

Quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp những vùng có khả năng khai thác thủy sản. Chú trọng nguồn lợi thủy sản vào mùa nước nổi, chú ý đến việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên thông qua hệ thống chế tài vì sự phát triển lâu dài và bền vững. Hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu vừa khai thác vừa bảo vệ môi trường tự nhiên.

4.2.2.3. Giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Địa lí nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 133 - 135)