So sánh đặc điểm của một số lý thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 33 - 36)

Qua một số nền tảng lý thuyết nghiên cứu sự hài lòng của người lao động được trình bày ở phần trên cho thấy tùy thuộc vào mỗi quan điểm của nhà nghiên cứu đều đưa nội dung phân tích khác nhau về sự thỏa mãn của người lao động. Xét về tổng thể, cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài này cần được tóm lược trên hai nhóm khía cạnh đánh giá về sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp sau đây:

- Nhóm khía cạnh tích cực: đánh giá về thỏa mãn công việc, động lực làm việc, nhu cầu tăng trưởng của người lao động.

- Nhóm khía cạnh tiêu cực: đánh giá về bất mãn công việc, duy trì làm việc để tồn tại, áp lực công việc của người lao động.

Bảng 2-02: So sánh đặc điểm tích cực và tiêu cực về sự thỏa mãn

Lý thuyết Tích cực Tiêu cực

Maslow (1943)

Lý thuyết nhu cầu 5 cấp bậc

Giá trị thực tế (D) Giá trị kỳ vọng (E)

(D) > (E): thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu tự trọng, tự thể hiện.

(D) = (E): duy trì, đáp ứng nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội.

(D) < (E): bất mãn hoặc duy trì cuộc sống

Adam (1963)

Lý thuyết công bằng

Yếu tố đầu ra (O) Yếu tố đầu vào (I)

(O)-(I) > 0 & (O)-(I) ≥ đồng nghiệp: công bằng, thỏa mãn; đóng góp công sức nhiều hơn.

(O)-(I) ≥ 0 & (O)-(I) < đồng nghiệp: không công bằng, bỏ công sức ít hơn

(O)-(I) < 0 & (O)-(I) < đồng nghiệp: bất mãn hoặc duy trì cuộc sống

McClelland (1988) Lý thuyết thành tựu

Nhu cầu thành tựu (A) Nhu cầu quyền lực (P) Nhu cầu liên minh (R)

(A) góp phần tạo động lực làm việc, tăng hiệu quả công việc

(P) chú trọng đến địa vị, vị thế công ty (R) chú trọng đến mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên Vroom (1964) Lý thuyết kỳ vọng Kỳ vọng (E) Phương tiện (I) Hấp lực (V) Phần thưởng (R)

(E)x(I)x(V) > (R): tạo động lực làm việc

(E)x(I)x(V) = (R): không tạo động lực làm việc

(E)x(I)x(V) < (R): bất mãn, duy trì cuộc sống

Hacman & Oldham (1975) Mô hình đặc điểm công việc

Đa dạng kỹ năng (V)

Xác định tính chất công việc (I) Tầm quan trọng công việc (S)

MPS cao: tạo động lực làm việc, hiệu suất công việc cao

MPS thấp: không tạo động lực làm việc, cần thiết kế lại công việc

Lý thuyết Tích cực Tiêu cực

Quyền quyết định (A) Phản hồi (F)

Chỉ số MPS

Herzberg (1959) Lý thuyết hai nhân tố

Động lực (M) Duy trì (H)

Nhân tố động lực (M) Thành tựu

Công nhận thành tựu Quan tâm công việc Tiến bộ trong công việc Tăng trưởng, trưởng thành

Nhân tố duy trì (H) Điều kiện công việc Chất lượng giám sát Lương bổng Địa vị, vị thế công ty An toàn Làm việc theo nhóm Tính chất công việc Chính sách và quy định Quan hệ cá nhân Alderfer (1969) Lý thuyết ERG

Nhu cầu tồn tại (E) Nhu cầu liên đới (R) Nhu cầu tăng trưởng (G)

(G) tăng cường (G) (R) thăng tiến (G)

(G) quay ngược (R) (E) thăng tiến (R) (R) quay ngược (E)

Kreitner & Kinicki (2007) Mô hình hành vi tổ chức

Thỏa mãn công việc (J) Áp lực (S)

Động lực (M)

Niềm tin, đạo đức (E) Học hỏi, quyết định (L)

Xã hội luôn luôn biến đổi và nhu cầu của người lao động cũng thay đổi theo. Người lao động khi làm việc không chỉ vì vấn đề cơm áo gạo tiền mà nhiều hơn thế họ muốn thể hiện mình, muốn được cống hiến, muốn có các mối quan hệ, đặc biệt họ muốn có địa vị và quyền lực trong xã hội. Như vậy, các nhà quản trị cần phải linh hoạt và nhạy bén để nắm bắt các nhu cầu của người lao động, đưa ra phương pháp phù hợp làm thỏa mãn những nhu cầu đó, từ đó nâng cao sự hài lòng của người lao động đối với tổ chức mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 33 - 36)