Đánh giá các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 72 - 76)

Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt. Tuy nhiên, khi hệ số này quá lớn (> 0.95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không khác biệt gì nhau, còn gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Một thang đo có độ tin cậy tốt biến thiên trong khoảng [0.7 – 0.8]. Một số nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên

là có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally và Burnstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012).

Ngoài ra, mô hình đo lường kết quả dựa trên nguyên tắc trùng lắp (DeVellis, 2003 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012) nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau.

Ta dùng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected item-total correlation) để

kiểm tra từng biến đo lường. Biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0.3 thì đạt yêu cầu (Nunnally và Burnstein, 1994 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2012). Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3.

Có bảy (7) thang đo dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp đó là: Bản chất công việc; Sự tự chủ trong công việc; Tiền lương và phúc lợi; Tính ổn định công việc; Phương tiện làm việc và an toàn lao động; Quản lý; Chính sách và quy trình làm việc. Ngoài ra còn có thang đo về mức độ hài lòng chung.

Trong đề tài này, các bảng kết quả thống kê thể hiện thống nhất giá trị thập phân là dấu chấm (.), phương pháp thống kê sử dụng mức ý nghĩa α = 0.05. Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

Bảng 4-01: Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Biến quan sát thang đo nếu Trung bình loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Bản chất công việc (BC), Cronbach’s Alpha = 0.754

BC1 15.29 4.797 .410 .746

BC2 15.55 4.035 .666 .655

BC3 15.79 4.042 .516 .715

BC4 15.77 4.448 .508 .714

BC5 15.61 4.539 .516 .712

Sự tự chủ trong công việc (TC), Cronbach’s Alpha = 0.589

TC1 7.68 1.344 .494 .328

TC2 7.75 1.335 .464 .383

TC3 7.08 2.153 .264 .655

Tiền lương và phúc lợi (LB), Cronbach’s Alpha = 0.887

LB1 17.83 10.170 .644 .876 LB2 18.17 9.850 .653 .875 LB3 17.95 9.478 .778 .854 LB4 17.90 9.932 .706 .866 LB5 17.90 9.849 .646 .876 LB6 17.91 9.540 .787 .853

Tính ổn định công việc (OD), Cronbach’s Alpha = 0.872

OD1 7.30 1.755 .743 .831

OD2 7.38 1.760 .767 .809

OD3 7.47 1.745 .755 .820

Phương tiện làm việc và an toàn lao động (PT), Cronbach’s Alpha = 0.726

PT1 7.54 1.648 .537 .652

PT2 7.71 1.304 .587 .601

PT3 7.43 1.789 .542 .655

Quản lý (QL), Cronbach’s Alpha = 0.920

QL1 18.21 9.770 .689 .916 QL2 18.29 8.995 .823 .898 QL3 18.27 9.053 .796 .902 QL4 18.18 9.264 .803 .901 QL5 18.28 9.501 .769 .906 QL6 18.38 9.247 .751 .908

Chính sách và quy trình làm việc (CS), Cronbach’s Alpha = 0.894

CS1 11.40 3.881 .740 .873

CS2 11.42 3.721 .781 .858

CS3 11.56 3.403 .838 .835

CS4 11.59 3.757 .708 .885

Mức độ hài lòng chung (HL), Cronbach’s Alpha = 0.927

HL1 18.35 10.539 .637 .933

HL2 18.44 9.869 .791 .914

HL3 18.29 10.005 .703 .926

HL4 18.47 9.367 .884 .901

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha trên cho thấy hầu hết các thang đo đều đạt độ tin cậy khá cao (≥ 0.7). Hệ số tương quan biến tổng của các biến trong các thang đo còn lại đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể được tóm tắt như sau:

+ Thang đo bản chất công việc có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.754, đạt yêu cầu về độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất của thang đo này là 0.410. Hơn nữa khi loại bỏ bất cứ biến nào trong nhân tố trên thì hệ số Cronbach’s Alpha đều giảm. Do đó tất cả các biến đều được sử dụng cho phần phân tích nhân tố.

+ Thang đo sự tự chủ trong công việc đạt độ tin cậy thấp nhất với hệ số Cronbach’s Alpha đạt được là 0.589, không đạt yêu cầu về độ tin cậy (≥ 0.7) và có một (1) biến với hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 là biến TC3 = 0.264. Do đó, ba (3) biến quan sát của thang đo này sẽ bị loại bỏ trong phần phân tích nhân tố.

Nguyên nhân là: công nhân tại nhà máy được thiết kế làm việc theo dây chuyền sản xuất. Mỗi dây chuyền sản xuất gồm có 24 người. Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc phân chia công đoạn sản xuất; công nhân chỉ thực hiện đúng quy trình và công đoạn được giao và khi có sai sót thì bản thân người công nhân đó phải tự chịu trách nhiệm. Do đó, việc này không được công nhân đồng tình.

+ Thang đo tiền lương và phúc lợi đạt độ tin cậy khá cao với hệ số Cronbach’s Alpha đạt được là 0.887. Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất của thang đo này là 0.644. Do đó tất cả các biến trong thang đo này đều được giữ lại cho phần phân tích nhân tố.

+ Thang đo tính ổn định công việc cũng đạt độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.872. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với hệ số tương quan biến tổng từ 0.7 trở lên, do đó được giữ lại để phân tích nhân tố.

+ Thang đo phương tiện làm việc và an toàn lao động đạt độ tin cậy với Cronbach’s Alpha là 0.726. Các biến trong thang đo đều đạt yêu cầu với hệ số tương quan biến tổng từ 0.5 trở lên, do đó được giữ lại để phân tích nhân tố.

+ Thang đo quản lý đạt độ tin cậy cao nhất với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.920. Ngoài ra các biến quan sát cũng có hệ số tương quan biến tổng khá cao, đều đạt từ 0.650

+ Thang đo chính sách và quy trình làm việc có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.894, đạt yêu cầu về độ tin cậy. Cả bốn (4) biến quan sát đều đạt hệ số tương quan biến tổng trên 0.7 và có mối tương quan giữa biến tổng khá đồng đều. Do đó cũng được giữ lại trong phần phân tích nhân tố.

+ Thang đo mức độ hài lòng chung với hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.927 và hệ số tương quan biến tổng của các biến nhìn chung cũng khá cao và đạt trên 0.6 nên sẽ được sử dụng trong phần phân tích nhân tố.

Tóm lại, kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy gần như các thang đo đều đạt độ tin cậy khá cao, trong đó thang đo quản lý đạt độ tin cậy cao nhất với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.920. Riêng đối với thang đo sự tự chủ trong công việc, ba (3) biến quan sát của toàn bộ thang đo này sẽ bị loại bỏ trong phần phân tích nhân tố tiếp theo do không đạt yêu cầu về độ tin cậy (≥ 0.7). Hệ số tương quan biến tổng của các biến trong các thang đo còn lại đều đạt yêu cầu và sẽ được đưa vào phần phân tích nhân tố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)