MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 43)

2.4.1. Quá trình hình thành

Thông qua một số cơ sở lý thuyết và thang đo nhân tố đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp thì việc chọn lựa mô hình nghiên cứu được định hướng lựa chọn mô hình theo lập luận sau:

(a) Kế thừa và phát triển trong việc sử dụng kết hợp và chọn lọc một số cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thang đo nhân tố của các nhà nghiên cứu khoa học đi trước nhưng phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

(b) Xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.

động làm việc tại Công ty Danuvina. Do vậy, nội dung phân tích của mô hình cần được thể hiện rõ như sau:

Hình 2-11: Mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp Danuvina

2.4.2. Cở sở hình thành thang đo nhân tố

Cơ sở hình thành bảy (07) thang đo nhân tố như sau:

Bảng 2-04: Cơ sở hình thành 07 thang đo nhân tố trong mô hình

TT Thang đo nhân tố Tác giả tiêu biểu

1 Bản chất công việc (BC) Herzberg (1959); Smith, Kendall và Hulin (1969);

Edwin Locke (1976); Khảo sát SHRM (2009)

2 Sự tự chủ trong công việc (TC) Weiss (1967); Edwin Locke (1976); Khảo sát

SHRM (2009)

3 Tiền lương và phúc lợi (LB) Herzberg (1959); Smith, Kendall và Hulin (1969);

SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Bản chất công việc Sự tự chủ trong công việc Tiền lương và phúc lợi Tính ổn định công việc Phương tiện làm việc Quản lý Chính sách và quy trình làm việc

Độ tuổi, thời gian làm việc, thu nhập trung bình.

TT Thang đo nhân tố Tác giả tiêu biểu

Weiss (1967); Edwin Locke (1976); Keith & John (2002); Khảo sát SHRM (2009); Kim Dung (2005)

4 Tính ổn định trong công việc

(OD)

Herzberg (1959); Khảo sát SHRM (2009); Andrew (2002)

5 Phương tiện làm việc và an toàn

lao động (PT)

Herzberg (1959); Edwin Locke (1976); Khảo sát SHRM (2009)

6 Quản lý (QL) Herzberg (1959); Weiss (1967); Khảo sát SHRM

(2009)

7 Chính sách và quy trình làm việc

(CS)

Herzberg (1959); Weiss (1967); Khảo sát SHRM (2009)

2.4.3. Tiêu chí đánh giá trong các thang đo nhân tố

Hệ thống các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu về thang đo nhân tố trước đây đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp cho thấy khái niệm “Sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp” là một khái niệm xã hội học, mang ý nghĩa trừu tượng và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Từ việc xem xét chọn lọc những nghiên cứu thực nghiệm trước đây và những nét đặc thù người lao động tại doanh nghiệp, sau quá trình thảo luận với một số nhà nghiên cứu khoa học và chuyên gia để điều chỉnh cho phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã xây dựng ba mươi sáu (36) tiêu chí đánh giá trong bảy (7) thang đo nhân tố như sau:

Bảng 2-05: Tiêu chí đánh giá trong các thang đo nhân tố

Yếu tố Thành phần Mã hóa

Bản chất công việc

1. Tôi hiểu rõ công việc đang làm BC1

2. Công việc của tôi không có nhiều áp lực (về năng suất, ...) BC2

3. Công việc của tôi đòi hỏi phải có tay nghề BC3

4. Công việc của tôi đòi hỏi sự chuyên tâm và cẩn thận BC4

5. Khối lượng công việc của tôi là vừa phải và chấp nhận được BC5

Sự tự chủ trong công

việc

1. Tôi được khuyến khích đưa ra các ý kiến để cải tiến công việc,

nâng cao năng suất TC1

2. Tôi được quyền kiểm soát số lượng công việc của mình (thành

phẩm mình làm ra) TC2

3. Có chịu trách nhiệm với công việc của mình (chất lượng của thành

phẩm mình làm ra) TC3

Tiền lương và phúc lợi

1. Tiền lương của tôi tương xứng với công sức bỏ ra LB1

2. Tiền lương đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình tôi LB2

3. Tiền thưởng theo năng suất tăng thêm được nhận đúng với công sức

bỏ ra LB3

4. Tôi được đánh giá tăng lương hàng năm LB4

5. Tôi hài lòng với chế độ phúc lợi của công ty LB5

6. Việc khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công khai LB6

Ổn định công việc

1. Đa số người lao động trong công ty tôi được ký kết hợp đồng lao

động vô thời hạn OD1

2. Tôi được đảm bảo có việc làm thường xuyên OD2

3. Tôi ít khi phải lo lắng bị mất việc làm OD3

Phương tiện làm việc và an

lao động

1. Nơi tôi làm việc được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc an toàn PT1

2. Tôi được cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết và phương tiện bảo

hộ lao động PT2

3. Thời gian làm việc phù hợp (sắp xếp ca làm việc) PT3

Quản lý

1. Việc trao đổi thông tin giữa cấp quản lý và công nhân dễ dàng QL1

2. Không có sự phân biệt đối xử trong công việc QL2

3. Ban lãnh đạo công ty cũng như công đoàn luôn tìm hiểu, quan tâm

và giúp đỡ người lao động khi quyền lợi chính đáng bị xâm phạm QL3

4. Công nhân thường xuyên được quản lý trực tiếp hướng dẫn khi thực

hiện công việc QL4

5. Việc nhắc nhở những sai phạm luôn diễn ra một cách tế nhị, khéo

léo QL5

Yếu tố Thành phần Mã hóa

Chính sách và qui trình làm

việc

1. Công ty tôi có chính sách xử lý kỷ luật công bằng và nhất quán CS1

2. Tôi được giới thiệu, hướng dẫn công việc cụ thể và rõ ràng trong

ngày làm việc đầu tiên CS2

3. Tôi biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp tại nơi làm việc khi có

sự cố xảy ra CS3

4. Các chính sách trong công ty tôi luôn rõ ràng CS4

Mức độ hài lòng chung

1. Tôi thật sự cảm thấy thoải mái khi làm công việc hiện tại HL1

3. Tôi luôn cảm thấy sự chia sẻ, động viên và hỗ trợ trong công việc HL2

3. Tôi cảm thấy an tâm khi làm việc tại công ty HL3

4. Nhìn chung, tôi cảm thấy điều kiện làm việc, chính sách, phúc lợi ở

công ty tôi là rất tốt HL4

5. Tôi muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại và công ty HL5

6. Theo suy nghĩ riêng, tôi cảm thấy công ty nơi tôi đang làm việc là

"rất lý tưởng" HL6

2.4.4. Mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp

Mặc dù tồn tại các mối quan hệ nhân quả tiềm tàng giữa các biến số độc lập sử dụng trong mô hình, nhưng đề tài giả thuyết các biến số là độc lập nhau và sau đây là mô hình nghiên cứu đề xuất.

Mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp là mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng kết hợp đặc điểm cá nhân, qua đó đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp. Phương trình tuyến tính được thể hiện như sau:

SAT (Satisfaction) = α0 + α1X1 + α2X2 + … + α8X8 + ei

Trong đó:

SAT Sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp từ tập hợp

36 tiêu chí đánh giá.

X = {X1,… , X8} Các biến thang đo nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

α = {α0,… , α8} Hệ số hồi quy tác động đến sự hài lòng

Đặt giả thuyết cho mô hình nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H1: Khi mức độ cảm nhận về “Bản chất công việc” càng cao thì sẽ

làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H2: Khi mức độ cảm nhận về “Sự tự chủ trong công việc” càng cao

thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H3: Khi mức độ cảm nhận về “Tiền lương và phúc lợi” càng cao thì

sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H4: Khi mức độ cảm nhận về “Tính ổn định công việc” càng cào thì

sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H5: Khi mức độ cảm nhận về “Phương tiện làm việc và an toàn lao

động” càng cào thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H5: Khi mức độ cảm nhận về “Quản lý” càng cao thì sẽ làm gia tăng

mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H7: Khi mức độ cảm nhận về “Chính sách và quy trình làm việc” càng

cao thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã đưa ra một số định nghĩa về sự hài lòng và các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, đã xác định bảy (7) yếu tố tác động đến sự hài lòng đối với doanh nghiệp của người lao động gồm: Bản chất công việc, Sự tự chủ trong công việc; Tiền lương và phúc lợi; Tính ổn định công việc; Phương tiện làm việc và an toàn lao động; Quản lý; Chính sách và quy trình làm việc. Chương này cũng đã trình bày kết quả một số nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước; xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, có bảy (7) giả thuyết tương ứng với bảy (7) yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.

CHƯƠNG III

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương này nhằm mục đích mô tả chi tiết về phương pháp được áp dụng để nghiên cứu tìm câu trả lời cho hai mục tiêu được đặt ra. Phần thứ nhất trình bày thiết kế nghiên cứu của đề bài. Công cụ phân tích kỹ thuật được mô tả chi tiết trong phần 2. Sau cùng, mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.

3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Giới thiệu quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết trước đó nhằm xác định các thang đo lường ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, hình thành các giả thuyết nghiên cứu ban đầu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.

Bước 2: Bước tiếp theo lựa chọn các biến quan sát cho thang đo, xác định mẫu cho nghiên cứu này. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả các biến quan sát và phương pháp chọn mẫu đã được sử dụng với quy mô mẫu tối thiểu là 180 như được trình bày ở phần chọn mẫu của chương này.

Bước 3: Lựa chọn cách thức thu thập thông tin cần nghiên cứu. Bảng câu hỏi được điều tra viên phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp người lao động. Nội dung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày ở phần xây dựng bảng câu hỏi, cách thức thu thập thông tin của chương này.

Bước 4: Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng câu hỏi cần được thử nghiệm điều tra phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp để kiểm tra hoàn chỉnh thang đo, bảng câu hỏi. Nếu bảng câu hỏi đạt yêu cầu nghiên cứu thì tiến hành thu thập thông tin, nếu không đạt yêu cầu thì cần xây dựng lại bảng câu hỏi.

sở dữ liệu cần được kiểm tra, làm sạch dữ liệu và xử lý số liệu thu thập nhằm đảm bảo độ tin cậy phân tích kỹ thuật số quan sát trong bảng câu hỏi.

Bước 6: Phân tích kỹ thuật gồm 02 phần: (a) thống kê mô tả, (b) phân tích nhân tố EFA và hồi quy. Trước khi phân tích nhân tố EFA, các thang đo lường cần được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những biến rác và tương quan không chặt chẽ trong mô hình phân tích nhân tố EFA. Từ đó kiểm định lại giả thuyết ban đầu về đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, tiến hành phân tích hồi quy.

Bước 7: Sau khi phân tích kỹ thuật, dữ liệu suy diễn cần được kiểm định thống kê nhằm đảm bảo sự ổn định mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp. Cuối cùng gợi ý một số giải pháp cho doanh nghiệp.

3.1.2. Thang đo

Đề tài này nghiên cứu về mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, đây là một dạng nghiên cứu thái độ của con người về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống. Thang đo chính thức được xây dựng dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính. Có tám (8) khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là: (1) Bản chất công việc, ký hiệu là BC; (2) Sự tự chủ trong công việc, ký hiệu là TC; (3) Tiền lương và phúc lợi, ký hiệu là LB; (4) Tính ổn định công việc, ký hiệu là OD; (5) Phương tiện làm việc và an toàn lao động, ký hiệu là PT; (6) Quản lý, ký hiệu là QL; (7) Chính sách và quy trình làm việc, ký hiệu là CS; (8) Mức độ hài lòng chung, ký hiệu là HL. Các biến quan sát của thang đo được đo lường bằng thang đo Likert năm điểm, cụ thể như sau

Bản chất công việc: được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ BC1 đến BC5 như sau BC1 BC2 BC3 BC4 BC5

- Tôi hiểu rõ công việc đang làm

- Công việc của tôi không có nhiều áp lực - Công việc của tôi đòi hỏi phải có tay nghề

- Công việc của tôi đòi hỏi sự chuyên tâm và cẩn thận

- Khối lượng công việc của tôi là vừa phải và chấp nhận được

Sự tự chủ trong công việc: được đo lường bởi 3 biến quan sát, ký hiệu từ TC1 đến TC3 như sau

TC1

TC2 TC3

- Tôi được khuyến khích đưa ra các ý kiến để cải tiến công việc, nâng cao năng suất

- Tôi được quyền kiểm soát số lượng công việc của mình - Có chịu trách nhiệm với công việc của mình

Tiền lương và phúc lợi: được đo lường bởi 6 biến quan sát, ký hiệu từ LB1 đến LB6 như sau

LB2 LB3

LB4 LB5 LB6

- Tiền lương đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình tôi

- Tiền thưởng theo năng suất tăng thêm được nhận đúng với công sức bỏ ra

- Tôi được đánh giá tăng lương hàng năm - Tôi hài lòng với chế độ phúc lợi của công ty - Việc khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công khai

Tính ổn định công việc: được đo lường bởi 3 biến quan sát, ký hiệu từ OD1 đến OD3 như sau

OD1

OD2 OD3

- Đa số người lao động trong công ty tôi được ký kết hợp đồng lao động vô thời hạn

- Tôi được đảm bảo có việc làm thường xuyên - Tôi ít khi phải lo lắng bị mất việc làm

Phương tiện làm việc và an toàn lao động: được đo lường bởi 3 biến quan sát, ký hiệu từ PT1 đến PT3 như sau

PT1 PT2

PT3

- Nơi tôi làm việc được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc an toàn - Tôi được cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết và phương tiện bảo hộ lao động

- Thời gian làm việc phù hợp

Quản lý: được đo lường bởi 6 biến quan sát, ký hiệu từ QL1 đến QL6 như sau QL1

QL2 QL3

- Việc trao đổi thông tin giữa cấp quản lý và công nhân dễ dàng - Không có sự phân biệt đối xử trong công việc

- Ban lãnh đạo công ty cũng như công đoàn luôn tìm hiểu, quan tâm và giúp đỡ người lao động khi quyền lợi chính đáng bị xâm phạm

QL5 QL6

- Việc nhắc nhở những sai phạm luôn diễn ra một cách tế nhị, khéo léo - Các ý kiến cá nhân luôn được cấp trên (quản lý) tiếp nhận

Chính sách và quy trình làm việc: được đo lường bởi 4 biến quan sát, ký hiệu từ CS1 đến CS4 như sau

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 43)