Phân tích tương quan và hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 62 - 63)

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, việc phân tích hồi quy tuyến tính với các biến phụ thuộc là Sự hài lòng, các biến độc lập là các nhân tố mới được tìm thấy từ kết quả phân tích nhân tố với mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp được điều chỉnh lại như sau

SAT = β0 + β1F1 + β2F2 + … + βnFn + ei

(n là số lượng các nhân tố đã được xác định qua quá trình phân tích nhân tố)

Trong đó:

SAT: sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp từ tập hợp các

nhân tố mới được tìm thầy từ kết quả phân tích nhân tố

β0: hệ số hồi quy tác động đến SAT

F1,…Fn: Các biến thang đo nhân tố ảnh hưởng đến SAT

ei: sai số

Mô hình hồi quy thể hiện sự quan hệ giữa các nhân tố đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương III trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Ngoài ra chương này cũng trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu định lượng như: xây dựng bảng câu hỏi, cách lấy mẫu, thu thập dữ liệu và các yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu.

CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Như đã trình bày ở chương III, trước khi đưa ra kết quả nghiên cứu, cơ sở dữ liệu cần được lọc lại, làm sạch và mã hóa bằng phần mềm ứng dụng SPSS 20.0 for Windows. Chương này gồm các phần chính sau: thống kê mô tả mẫu; đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy; kiểm định sự khác biệt bằng phân tích ANOVA và cuối cùng là đánh giá kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 62 - 63)