Theo kết quả phân tích hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson Corelation Coefficient) ở trên, ta sẽ đưa tất cả các biến độc lập trong mô hình hồi quy bằng phương pháp đưa vào cùng một lúc (phương pháp Enter). Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4-07: Kết quả phân tích hồi quy mô hình mức độ hài lòng (lần 1)
Biến quan sát
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến Beta Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai (VIF)
1 (Hằng số) .019 .232 .082 .935 LB .207 .063 .206 3.295 .001 .477 2.098 CS .317 .055 .320 5.757 .000 .602 1.661 QL .297 .074 .294 3.986 .000 .343 2.919 OD .122 .066 .115 1.858 .065 .488 2.047 BC .041 .062 .035 .668 .505 .659 1.518
Ở bảng B4-07 cho thấy các biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (sig. <= 0.05), có nghĩa là các biến này có sự tác động đến biến phụ thuộc là mức độ hài lòng gồm các biến: Tiền lương và phúc lợi (sig. = .001); Chính sách và quy trình làm việc (sig. = 0); Quản lý (sig. = 0); Các biến độc lập còn lại không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là tính ổn định công việc (sig. = 0.065) và bản chất công việc (sig. = 0.505). Các biến này không có sự tác động đáng kể đến mức độ hài lòng nên sẽ bị loại khỏi phương trình hồi quy.
Tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy lần 2 (bỏ các biến BC và OD) ta được kết quả sau:
Bảng 4-08: Kết quả phân tích hồi quy mô hình mức độ hài lòng (lần 2)
Biến quan sát
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến Beta Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai (VIF)
1
(Hằng số) .227 .197 1.155 .250
LB .252 .060 .251 4.234 .000 .536 1.865
CS .331 .055 .334 6.058 .000 .619 1.615
QL .351 .071 .347 4.974 .000 .386 2.589
Ở bảng B4-08, ta thấy các biến LB, QL, CS đều có sig. < 0.05. Do đó, ta xác định phương trình hồi quy tuyến tính cho mô hình trên như sau:
Y1 = 0.227 + 0.252X1 + 0.351X2 + 0.331X3
Trong đó:
Y1: Mức độ hài lòng
X1: Tiền lương và phúc lợi X2: Quản lý
X3: Chính sách và quy trình làm việc
Từ phương trình hồi quy trên ta có thể kết luận mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp Danuvina chịu sự tác động của ba yếu tố là Tiền lương và phúc lợi; Quản lý; Chính sách và quy trình làm việc. Tất cả các biến đều được đo lường cùng một thang đo Likert năm mức độ nên có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu đến mức độ hài lòng. Trong đó, yếu tố Quản lý có sự tác động mạnh nhất, kế đến là yếu tố Chính sách và quy trình làm việc và cuối cùng là yếu tố Tiền lương và phúc lợi. Kết quả cũng cho thấy các yếu tố trên đều có tác động dương đến sự hài lòng của người lao động, đúng như kỳ vọng ban đầu.
Hình 4-06: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh