Luận văn nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người lao động tại doanh nghiệp Danuvina, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố hài lòng của người lao động, cường độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động.
Nghiên cứu được bắt đầu từ việc tham khảo các lý thuyết cùng với việc phân tích tình hình thực tế tại Công ty Danuvina, đề xuất mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố về mức độ hài lòng của công nhân tại Công ty bao gồm bảy (7) nhân tố: 1) Bản chất công việc; 2) Sự tự chủ trong công việc; 3) Tiền lương và chính sách; 4) Tính ổn định công việc; 5) Phương tiện là việc và an toàn lao động; 6) Quản lý; 7) Chính sách và quy trình làm việc với 30 biến quan sát và một nhân tố thuộc thành phần mức độ hài lòng chung chung với 6 biến quan sát. Dựa vào kết quả phân tích, mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu được hiệu chỉnh lại còn 5 nhân tố: (1) Quản lý (QL), (2) Chính sách và quy trình làm việc (CS), (3) Tiền lương và phúc lợi (LB), (4) Tính ổn định công việc (OD), (5) Bản chất công việc (BC).
Sau đó, đưa các nhân tố của mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh vào phân tích hồi qui tuyến tính. Khi phân tích hồi qui tuyến tính lần đầu đã loại hai (2) nhân tố OD và BC do không đủ độ tin cậy sig. > 0.05. Sau khi phân tích hồi qui tuyến tính lần hai
tính giữa các yếu tố sự hài lòng với độ tin cậy 99% và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình cho biết cả ba (3) biến độc lập trên có thể giải thích được 61.20% về mức độ hài lòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ tác động của ba (3) yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động lần lượt được xếp theo thứ tự giảm dần là: Quản lý, Chính sách và quy trình làm việc, Tiền lương và phúc lợi.
Riêng bốn (4) nhân tố: Tính ổn định công việc (OD), Bản chất công việc (BC), Sự tự chủ trong công việc (TC), Phương tiện làm việc và an toàn lao động (PT), không thể xác định có ảnh hưởng hay không đến mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp Danuvina.
+ Về mặt nghiên cứu: nghiên cứu này góp phần vào hệ thống đo lường hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp Danuvina.
+ Về mặt thực tiễn: nghiên cứu này giúp cho Ban lãnh đạo Công ty đặc biệt là Phòng Tổ chức nhân sự Công ty có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn mối quan hệ giữa thực tiễn mức độ hài lòng của người lao động đối với với Công ty; từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp nhằm tạo ra duy trì nguồn lao động cho Công ty cũng như giúp Công ty tăng năng suất sản xuất và hiệu quả kinh doanh.