Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 57 - 59)

Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005): 𝛼 = K(cov/var) 1 + (k − 1)(cov/var) Trong đó: α hệ số Cronbach Alpha

k số mục hỏi được kiểm tra

cov/var hệ số tương quan trung bình giữa các cặp biến quan sát

Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha α:

0,8 ≤ α < 1,0 Thang đo lường tốt

0,7 ≤ α < 0,8 Thang đo sử dụng được

α ≥ 0,6 Sử dụng được đối với khái niệm nghiên cứu mới

Việc kiểm định độ tin cậy thang đo có thể được xác định nhờ hệ số tương quan

biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) nhằm loại bỏ các biến rác khỏi thang đo

lường. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Bernstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác. Vì vậy đối với nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt từ 0.70 trở lên.

Quy trình kiểm định các biến quan sát của mỗi thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA như sau:

Bước 1: Trong phần mềm SPSS 20.0 for Windows, chọn công cụ phân tích độ tin cậy thang đo (Analyse – Scale – Reability Analysis). Chọn mặc định phân tích hệ số

Cronbach’s Alpha (Model: Alpha). Kế tiếp đưa các biến quan sát của một thang đo lường

vào mục (Items) để phân tích độ tin cậy. Sau đó, chọn hộp thoại phân tích thống kê Statistics, trong đó công cụ phân tích Descriptives for: chọn Scale, Scale if item deleted.

Sau cùng, phần mềm SPSS tự động phân tích dữ liệu và xuất kết quả kiểm định thang đo lường.

Bước 2: Cần loại bỏ những biến rác. Trong kết quả nếu thấy biến nào có hệ số

tương quan với biến tổng (Corrected Item-Total Correclation) nhỏ hơn 0,3 thì cần loại

bỏ biến đó ra khỏi thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA.

Bước 3: Lựa chọn hệ số Cronbach’s Alpha tốt nhất để độ tin cậy của thang đo tương quan các biến chặt chẽ, bằng cách loại trừ biến quan sát có mức độ tương quan

thấp trong thang đo thì sẽ đạt được hệ số Cronbach’s Alpha tốt hơn (Cronbach's Alpha

if Item Deleted). Quá trình này được lập lại cho đến khi lựa chọn được hệ số Cronbach’s

Alpha tốt nhất. Độ tin cậy của thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha đạt tiêu chuẩn α ≥ 0,6 (thang đo có thể sử dụng được trong mô hình nghiên cứu).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)