Mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 47 - 49)

Mặc dù tồn tại các mối quan hệ nhân quả tiềm tàng giữa các biến số độc lập sử dụng trong mô hình, nhưng đề tài giả thuyết các biến số là độc lập nhau và sau đây là mô hình nghiên cứu đề xuất.

Mô hình đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp là mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng kết hợp đặc điểm cá nhân, qua đó đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp. Phương trình tuyến tính được thể hiện như sau:

SAT (Satisfaction) = α0 + α1X1 + α2X2 + … + α8X8 + ei

Trong đó:

SAT Sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp từ tập hợp

36 tiêu chí đánh giá.

X = {X1,… , X8} Các biến thang đo nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

α = {α0,… , α8} Hệ số hồi quy tác động đến sự hài lòng

Đặt giả thuyết cho mô hình nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H1: Khi mức độ cảm nhận về “Bản chất công việc” càng cao thì sẽ

làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H2: Khi mức độ cảm nhận về “Sự tự chủ trong công việc” càng cao

thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H3: Khi mức độ cảm nhận về “Tiền lương và phúc lợi” càng cao thì

sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H4: Khi mức độ cảm nhận về “Tính ổn định công việc” càng cào thì

sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H5: Khi mức độ cảm nhận về “Phương tiện làm việc và an toàn lao

động” càng cào thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H5: Khi mức độ cảm nhận về “Quản lý” càng cao thì sẽ làm gia tăng

mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

- Giả thuyết H7: Khi mức độ cảm nhận về “Chính sách và quy trình làm việc” càng

cao thì sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp;

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã đưa ra một số định nghĩa về sự hài lòng và các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, đã xác định bảy (7) yếu tố tác động đến sự hài lòng đối với doanh nghiệp của người lao động gồm: Bản chất công việc, Sự tự chủ trong công việc; Tiền lương và phúc lợi; Tính ổn định công việc; Phương tiện làm việc và an toàn lao động; Quản lý; Chính sách và quy trình làm việc. Chương này cũng đã trình bày kết quả một số nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước; xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, có bảy (7) giả thuyết tương ứng với bảy (7) yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.

CHƯƠNG III

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nội dung chương này nhằm mục đích mô tả chi tiết về phương pháp được áp dụng để nghiên cứu tìm câu trả lời cho hai mục tiêu được đặt ra. Phần thứ nhất trình bày thiết kế nghiên cứu của đề bài. Công cụ phân tích kỹ thuật được mô tả chi tiết trong phần 2. Sau cùng, mô hình hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)