Nâng cao mức độ hài lòng thông qua phong cách quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 96 - 98)

Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố quản lý được đánh giá là yếu tố quan trọng thứ nhất tác động đến mức độ hài lòng của người lao động. Để nâng cao mức độ hài lòng của người lao động. Quản lý là người trực tiếp quản lý công nhân trong nhóm, tổ của mình và là một kênh thông tin quan trọng để Ban lãnh đạo công ty có thể truyền tải những kỳ vọng cũng như thấu hiểu được những mong muốn của người lao động để từ đó từng bước cải thiện. Người quản lý là người đại điện cho chị em công nhân trong tổ làm việc, nên có những ý kiến xác đáng đến Ban chấp hành công đoàn và Ban lãnh đạo công ty hầu nhận dược sự quan tâm, bảo vệ, và giúp đỡ người lao động khi quyền lợi

chính đáng bị xâm phạm. Làm được như vậy thì người lao động sẽ luôn cảm thấy được sự tôn trọng, không có sự phân biệt đối xử, chia rẽ trong công việc. Mặt khác, sự tế nhị và khéo léo trong việc nhắc nhở những sai phạm cũng cần phải chú tâm để người lao động không bất mãn. Như vậy thì mức độ hài lòng sẽ được gia tăng đáng kể.

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, người lao động luôn có những tâm tư nguyện vọng của mình về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần, và làm thế nào để doanh nghiệp có thể hiểu được họ và giải thích cho họ hiểu đâu là quyền lợi chính đáng, đâu là quyền lợi chưa chính đáng. Muốn vậy, trước tiên doanh nghiệp và người lao động phải cùng nhau tạo môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, tôn trọng và công bằng. Đồng thời từ Ban lãnh đạo công ty, tiếp đến là Ban chấp hành công đoàn, và quản lý của các tổ sản xuất phải tạo được niềm tin nơi những người lao động. Niềm tin với nhau trong một tổ chức làm việc rất là quan trọng, được xem như là chìa khóa để người lao động và doanh nghiệp hiểu nhau hơn, từng bước hoàn thiện lẫn nhau. Vấn đề này cũng nan giải ở nhiều doanh nghệp hiện nay, nói nghe sơ qua thì thấy rất dễ nhưng chỉ là nói suông chứ chưa hành động cụ thể. Do đó mới xuất hiện những vụ đình công đáng tiếc xảy ra với hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên nắm bắt kịp thời những phản hồi để hiểu và có những chính sách phù hợp.

Ngoài ra, công ty nên tạo điều kiện để họ có cơ hội nêu lên những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hoạt động của công ty thông qua các biện pháp như tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo công ty với người lao động, tổ chức các buổi mít tinh nhằm nghe người lao động nói, nói người lao động nghe…để hình thành nên sức mạnh tập thể, đồng hành với công nhân, gầy dựng cho người công nhân một niềm tin, động lực bằng sự quan tâm, hỗ trợ xuất phát từ tình cảm thật sự của mình. Những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực hơn là hình thức hô hào, mang tính áp đặt, không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của công nhân.

Tóm lại, bản thân đời sống lao động trong doanh nghiệp rất phong phú và hàm chứa nhiều triển vọng cho sự phát triển ở các mặt xã hội, kinh tế và con người vì đó là môi trường mà người lao động kết nối được với nhau những quan hệ khác ngoài những liên hệ có tính đơn thuần nghề nghiệp và chính những mối quan hệ đa dạng đó lại tác

những con người với nhau là sự đồng lòng hướng về những giá trị chung của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đo lường mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp danuvina (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)