Công tác GDKNS cho HS được thực hiện có kết quả hay không là phụ thuộc vào phương pháp GDKNS. Phương pháp GDKNS là cách thức hoạt động, giao lưu giữa GV và HS, giữa HS và HS nhằm thực hiện nhiệm vụ GDKNS. Để hoạt động GD KNS đạt hiệu quả cao, GV cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung của từng loại kỹ năng sống.
Có rất nhiều PP để áp dụng đối với HS tiểu học, nhưng do đặc thù KNS là sản phẩm của quá trình HĐ thực tiễn nên trong quá trình GD KNS cần sử dụng các PP tạo ra sự tương tác cao để HS được tham gia một cách chủ động,
tích cực; qua đó hình thành và phát triển các KNS cần thiết cho các em. Có thể vận dụng các PP cơ bản sau:
- Phương pháp giải quyết vấn đề: là PP xem xét, phân tích những vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình. Khi ta đã biết cách sử dụng PP giải quyết vấn đề thì ta có thể hoạch ra những cách thức giải quyết vấn đề cụ thể mà ta gặp phải trong thời gian sống hàng ngay.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Là một PP được sử dụng rộng rãi
nhằm giúp cho mọi người tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, HS có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó. PP này phát triển năng lực tư duy sáng tạo, KN giao tiếp tự nhận thức và KN ra quyết định, giải quyết vấn đề một cách hợp lí.
- Phương pháp trò chơi: là một PP rất có hiệu quả để thu hút sự chú ý
của mọi người. Trong cuộc chơi mọi người điều bình đẳng và đều cố gắng để thể hiện “hết mình”. Vì vậy nó còn là PP để tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý và có thể còn giảm mệt mọi trong quá trình học tập. PP này tăng cường khả năng chú ý của học sinh, nâng cao hứng thú của người học, góp phần giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập; tăng cường khả năng giao tiếp giữa học viên với học viên, giữa giáo viên với người học.
- Phương pháp giải quyết tình huống: là PP giúp HS biết ứng phó và
giải quyết những tình huống gặp phải trong cuộc sống, có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
- Phương pháp nêu gương: là PP dùng những tấm gương mẫu
mực, cụ
thể trong đời sống để kích thích HS bắt chước, làm cơ sở, chỗ dựa quan trọng cho HS khi ý thức của HS chưa hình thành đầy đủ.
- Phương pháp trò chuyện: là PP tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa
GV và HS về các chủ đề KNS, thẩm mĩ dựa trên một hệ thống câu hỏi nhất định. Qua trò chuyện, trao đổi với HS có thể biết được ý thức, thái độ,
động cơ, hành vi, thói quen của HS .
-Phương pháp cùng tham gia : HS cùng tham gia các HĐ học tập để
cùng tìm ra nguồn thông tin thích hợp phục vụ cho việc tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học. Trong PP này, HS tiểu học sẽ được tham gia vào các HĐ học tập do GV thiết kế dựa trên mục tiêu, nội dung, tính chất các chủ đề GD, căn cứ vào trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học, nhà trường.
-Phương pháp trải nghiệm: là PP GV tạo cơ hội cho HS được hồi
tưởng lại những gì mà các em đã trải qua trong cuộc sống hoặc đặt các em trước nhiều tình huống để giải quyết theo nhóm, thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh…Qua đó, các em được thực hành bài học theo những tình huống của cuộc sống, tự quyết định với sự giúp sức của nhóm theo hướng tích cực.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: là tổ chức cho người học nghiên
cứu một câu chuyện, mô tả một tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống hoặc trên băng hình từ đó giúp HS tìm ra cách giải quyết xử lí vấn đề một cách hợp lí, hiệu quả.
- Phương pháp dạy học theo dự án: là PP trong đó HS thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm HĐ có thể giới thiệu.
Trong quá trình vận dụng các PP trên để GD KNS cho HS tiểu học, GV có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động của HS như : kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật phòng tranh; kĩ
thuật mảnh ghép; kĩ thuật trình bày một phút; kĩ thuật động não.
riêng. Vì vậy, tùy theo từng HĐ cụ thể và tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường, tùy theo từng đối tượng HS và GV lựa chọn và sử dụng PP, kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp.