Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Theo công văn 463/BGDĐT –GDTX ngày 28/01/2015 về “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”, để GD KNS cho HSTH đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. GD KNS theo cách hiểu hiện nay là GD những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng chống tệ nạn xã hội…Đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài nhất đó là hình thành nhân cách cho HS tiểu học, trong đó quan trọng nhất là GD tình thân ái và các ứng xử văn hóa; …[10]. Như vậy dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng GD KNS ở Việt Nam những năm qua, định hướng nội dung GD KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng bao gồm 21 kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, được chia 3 nhóm kỹ năng cơ bản:

Nhóm 1. Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Kỹ năng tự đánh giá về bản thân; Kỹ năng xác định giá trị; Kỹ năng kiểm soát cảm xúc; Kỹ năng ứng phó với căng thẳng; Kỹ năng thể hiện sự tự tin.

tiếp; KN lắng nghe lượng; KN kiên định; kiếm sự hỗ trợ.

tích cực; KN thể hiện sự cảm thông; KN thương KN hợp tác; KN giải quyết mâu thuẫn; KN tìm

Nhóm 3. Nhóm kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: KN tìm kiếm và xử lí thông tin; KN tư duy phê phán; KN tư duy sáng tạo; KN đặt mục tiêu; KN ra quyết định; KN đảm nhận trách nhiệm; KN quản lí thời gian; KN giải quyết vấn đề.

Theo công văn 463/BGDĐT –GDTX ngày 28/01/2015 về “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”, Giáo dục cho người học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công, đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước. Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần”

Riêng đối với học sinh tiểu học giáo dục KNS cần tập trung vào những nội dung sau: “Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập

trung hình thành cho HS kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của HS.”

Điều 4, Thông tư 22/2016/TT – BGDĐT ngày 22/9/2016 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh TH ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT – BGDĐT ngày 28/8/2014 quy định về việc đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh: “Năng lực gồm có tự phục vụ; tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. Phẩm chất gồm có chăm học, chăm làm; tự tin, tự chịu trách nhiệm; trung thực; kỉ luật; đoàn kết,

yêu thương [10].

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w