Xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 96)

NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

sống cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc lập kế hoạch rất quan trọng trong QL nói chung và QL công tác GD KNS nói riêng. Nó giúp cho nhà QL có thể ứng phó với sự bất định và sự thay đổi, tập trung chú ý vào các mục tiêu, lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả và điều kiện quan trọng cho việc kiểm tra. Kế hoạch giúp cho nhà QL có được cái nhìn tổng thể, toàn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

a) Xác định nội dung GDKNS cho HS, nội dung quản lý và hoạt động đối với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường.

Trong kế hoạch, xác định nội dung GD KNS cụ thể để các LLGD trong và ngoài nhà trường làm căn cứ thực hiện. Ở tiểu học, quá trình GDKNS nhằm vào việc hình thành các KN vững chắc. Nội dung GD KNS cho HS tiểu học được thể hiện qua nội dung cụ thể của việc thực hiện các nhiệm vụ đó, thể hiện KNS cần đạt được để trở thành con người phát triển toàn diện, phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Để xác định đúng nội dung, người QL cần nghiên cứu các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, văn bản chỉ đạo của ngành về GD KNS cho HS để có tri thức đầy đủ về yêu cầu của cấp trên đối với công tác GDKNS trong nhà trường về mục tiêu GD KNS, nội dung GD KNS cần GD cho HS, làm định hướng cho việc xây dựng kế hoạch; Phân tích thực trạng công tác GD KNS và QL công tác GD KNS cho HS. Vào đầu năm, người QL phân tích các nguồn lực của nhà trường thực trạng đội ngũ GV, đặc điểm tình hình nhà trường , địa phương, thực trạng công tác quản lý GDKNS trong năm học trước, các biện pháp đã tiến hành và hiệu quả đạt được; phân

tích điểm mạnh, điểm yếu của công tác GD KNS cho HS trong nhà trường, thực trạng chất lượng GDKNS của HS trên các mặt: tri thức, thái độ, hành vi.

b. Xây dựng kế hoạch công tác GD KNS hàng tháng, cả năm

Trong kế hoạch năm, phải xác định mục đích, mục tiêu, mức độ, nội dung công việc, các HĐ dự kiến sẽ tiến hành, thời điểm thực hiện, nêu rõ kế hoạch của từng tháng, đặt theo lịch trình của một năm học.

Kế hoạch HĐ hàng tháng là sự cụ thể hóa mục tiêu, nội dung GD KNS cho HS thành các chương trình hành động thực thi trong từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch tháng phải nêu rõ nội dung hoạt động GDKNS, yêu cầu đạt đ ượ c, người tổ chức, các lực l ư ợ n g phối hợp, thời gian bắt đầu, dự kiến kết thúc, chuẩn bị CSVC, trang thiết bị cần thiết, dự kiến tình huống có thể xảy ra và hướng điều chỉnh…

Trong kế hoạch, nêu rõ các dạng hoạt động, các nội dung hoạt động cụ thể được tổ chức để GD KNS cho HS trong năm học, trong từng tháng. Xác định các PP, hình thức tổ chức, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị để tổ chức các hoạt động GD KNS cho HS. Cụ thể:

- Xác định các PP, biện pháp, hình thức thực hiện các HĐ; xác định yêu cầu, chuẩn kiểm tra, đánh giá, người kiểm tra, đánh giá tương ứng với các hoạt động.

- Quy định chế độ báo cáo tiến trình thực hiện đạt được.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp

Sau khi xây dựng khung kế hoạch, người QL xem xét, kiểm tra các điều kiện về CSVC, có kế hoạch sử dụng khai thác triệt để các CSVC sẵn có và bổ sung CSVC để thực hiện đạt hiệu quả công tác GD KNS cho HS.

Để tạo sự thống nhất trong hội đồng và phát huy sức mạnh tập thể, sự đóng góp ý kiến của mọi người để hoàn thiện kế hoạch, Hiệu trưởng cần đưa kế hoạch đã xây dựng lấy ý kiến đóng góp trong các cuộc họp tổ chuyên môn,

tham khảo ý kiến của Hội đồng GD, từ đó rà soát, điều chỉnh, kiểm nghiệm mức độ khả thi, tạo sự đồng thuận cao, quyết tâm thực hiện trước khi kế hoạch được triển khai trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 94 - 96)