II Công tác GDKNS cho HS của giáo viên chủ nhiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
1.1. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những khái niệm cơ bản liên quanđến đề tài, chúng tôi đi đến khẳng định trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đến đề tài, chúng tôi đi đến khẳng định trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì hai yếu tố đức và
tài của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực
xã hội, là hai yếu tố chính của con người phát triển toàn diện. Vì vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDKNS cho HS trong trường TH là đòi hỏi cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Trong đó, vai trò quản lý công tác GDKNS là then chốt, mang tính quyết định.
1.2. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý công tác GDKNS HScác trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tôi nhận thấy công tác GDKNS cho các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn, tôi nhận thấy công tác GDKNS cho HS luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Tại các trường, công tác GDKNS đã được chú trọng, các CBQL có tri thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDKNS và quản lý công tác GDKNS cho HS, tạo nên sự ổn định và phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, việc chỉ đạo quản lý còn bất cập, nội dung GDKNS còn phiến diện, hình thức tổ chức chưa phong phú, việc tổ chức hoạt động GDNGLL còn mang tính hình thức, việc kiểm tra đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên chưa được xây dựng thành quy định nên chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích mọi người. Đặc biệt, công tác tổ chức phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường chưa có kế hoạch bài bản, hiệu quả chưa cao. Công tác kế hoạch hoá hoạt động GDKNS chưa được chú ý đầu tư xây dựng nên chưa thực hiện các hoạt động một cách đồng bộ.
1.3. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biệnpháp quản lý công tác GDKNS cho HS các trường tiểu học trên địa bàn pháp quản lý công tác GDKNS cho HS các trường tiểu học trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác GDKNS của hiệu trưởng trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nếu thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, với sự đồng thuận quyết tâm của HĐSP và sự phối hợp tốt các lực lượng GD thì sẽ nâng cao chất lượng GDKNS cho HS, đổi mới trong công tác quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học trong thành phố, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.