Nhóm KN ra quyết định và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 61)

3.3 Tư duy sáng tạo

3.4 Đặt mục tiêu

3.5 Ra quyết định

3.6 Đảm nhiệm trách nhiệm

3.7 Quản lý thời gian

Bảng 2.6(b). Nội dung kỹ năng sống được giáo dục cho học sinh (HS) Các kỹ năng sống được STT giáo dục 1. Nhóm KN nhận biết và sống với chính mình 1.1KN tự đánh giá về bản thân 1.2Xác định giá trị 1.3Kiểm soát cảm xúc 1.4Ứng phó với căng thẳng 1.5Thể hiện sự tự tin

2. Nhóm KN nhận biết và sống với người khác

2.1Giao tiếp 2.2Lắng nghe tích cực 2.3Thể hiện sự cảm thông 2.4Thương lượng 2.5Kiên định 2.6Hợp tác

2.7Giải quyết mâu thuẫn 2.8Tìm kiếm sự hỗ trợ

3. Nhóm KN ra quyết định và giải quyết vấn đề

3.1Tìm kiếm và xử lí thông tin 3.2Tư duy phê phán

3.3Tư duy sáng tạo 3.4Đặt mục tiêu

3.6Đảm nhiệm trách nhiệm 3.7Quản lý thời gian

3.8Giải quyết vấn đề

Theo kết quả điều tra của CBQL, GV và HS như trên cho thấy

Ở nhóm KN nhận biết và sống với chính mình, có 5/5 KN được CB, GV và HS nhận xét tương đồng với nhau, đều cho rằng nhà trường thường xuyên thực hiện đó là: KN tự đánh giá bản thân; KN tự đánh giá bản thân;

KN xác định giá trị, KN kiểm soát cảm xúc; KN ứng phó với căng thẳng; KN thể hiện sự tự tin.

Cụ thể, ở nhóm KN nhận biết và sống với chính mình, ta thấy các KN được nhà trường thường xuyên thực hiện như: KN thể hiện sự tự tin; KN tự kiểm soát cảm xúc, KN xác định giá trị và KN tự đánh giá về bản thân cũng được nhà trường thường xuyên thực hiện để GD các em.

Như vậy, nhà trường đã xác định được tầm quan trọng của những KN này đối với cuộc sống, nếu trang bị được các KN này sẽ giúp HS tự nhận thức được bản thân, nghĩa là biết xác định giá trị bản thân một cách đúng đắn, giúp HS có thể tự nhận thức rõ giá trị, vị trí của chính mình trong cuộc sống. Đồng thời, HS sẽ biết học cách sống tích cực hơn và tránh xa thói sống tiêu cực, xác định được mục tiêu cuộc sống để phấn đấu cho tương lai sau này. Tuy nhiên, KN ứng phó với căng thẳng chưa được nhà trường thường xuyên thực hiện (CB, GV có tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX là 43.9%; HS có tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX là 45.0%). Chúng ta biết rằng lứa tuổi của HS tiểu học có rất nhiều xáo trộn về tâm lý, HS sống trong môi trường tập thể dễ xảy ra nhiều va chạm, xung đột. Do đó, nhà trường cần quan tâm GD đầy đủ cho HS KN ứng phó với căng thẳng. Đây cũng là một KN rất quan trọng, nếu có được KN này HS sẽ dễ dàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống, giúp bản thân HS có đủ bình tĩnh, tự tin để giải quyết vấn đề.

Ở nhóm KN nhận biết và sống với người khác: có 8/8 KN được CB, GV và HS nhận xét tương đồng với nhau: KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực, KN thể hiện sự thông cảm, KN thương lượng; KN hợp tác, KN tìm

kiếm sự hỗ trợ; K N kiên định. Như vậy, ở nhóm KN nhận biết và sống với người khác cho thấy: KN lắng nghe và KN giao tiếp được nhà trường thường xuyên GD (có tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX là trên 83%). Đây là những KN rất quan trọng, nhà trường cần phát huy GD cho HS. Kế đến là KN hợp tác và KN giải quyết mâu thuẫn (có tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX là trên

83%) cũng được nhà trường thường xuyên thực hiện. Tuy nhiên, các KN tìm kiếm sự hỗ trợ, cảm thông, thương lượng, kiên định nhà trường mới chỉ thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên (có tỷ lệ chọn ở 2 mức TX và HTTX là trên 43.9%). Nhà trường cần thường xuyên hơn nữa trong việc trang bị những KN này cho HS nhằm giúp cá nhân HS tự bảo vệ được chính kiến, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh.

Ở nhóm KN ra quyết định và giải quyết vấn đề: có 8/8 KN được CB, GV và HS nhận xét tương đồng với nhau, đều cho rằng nhà trường thường xuyên thực hiện GD cho HS đó là : KN tìm kiếm và xử lý thông tin; KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo; KN đặt mục tiêu, KN ra quyết định; KN đảm nhận trách nhiệm; KN quản lý thời gian: KN giải quyết vấn đề.

Như vậy ở nhóm KN ra quyết định và giải quyết vấn đề cho thấy: KN quản lý thời gian; KN tìm kiếm và xử lí thông tin; KN đảm nhận trách nhiệm; KN tư duy phê phán; KN giải quyết vấn đề; KN đặt mục tiêu; KN tư duy sáng tạo được nhà trường thường xuyên GD cho HS, và đặc biệt là KN quản lý thời gian được nhà trường thường xuyên GD nhiều nhất, đây là một KN rất quan trọng bởi vì hầu hết HS học 2 buổi/ngày, đa số HS chưa biết sắp xếp thời gian sinh hoạt và học tập một cách khoa học. Tuy nhiên, nhà trường lại ít quan tâm đến KN ra quyết định, đây cũng là một KN rất quan trọng giúp HS làm chủ được bản thân, có bản lĩnh cuộc sống, hoàn thành tốt công việc

Kết quả phân tích ở trên cho thấy, đánh giá của CBQL, GV và HS có nhiều sự tương đồng với nhau về mức độ thực hiện. Các trường tiểu học thành phố Quy Nhơn có thực hiện công tác GD KNS cho HS với mức độ thường xuyên, nội dung GD KNS phong phú. Tuy nhiên, các trường chưa chú trọng đến việc GD đầy đủ các KNS cơ bản , đặc biệt là ở nhóm KN nhận biết và sống với người khác mà chỉ tập trung vào giáo dục, trang bị cho HS một số KN nhất định.

2.3.3. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Với sự đa dạng của các KNS, các hình thức tổ chức rèn luyện cũng cần phải phong phú và xuyên suốt các hoạt động của trường học và cả gia đình. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.7(a).Thực trạng hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (CBQL, GV)

STT Nội dung 1 Lồng ghép vào các môn học 2 Lồng ghép tích hợp qua các hoạt động giáo dục NGLL 3 Lồng ghép tích 4 Hoạt động ngoại 5 Các cuộc thi tìm 6 Lồng ghép vào hoạt dưới cờ

7 Mời chuyên gia

Một phần của tài liệu Quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 61)